Thời gian qua có một số bậc cha mẹ quá khích, nghe theo lời của hội chống vắc-xin mà không cho con mình đi tiêm theo đúng lịch. Điều này về lâu dài có thể để lại những hệ lụy rất nguy hiểm cho xã hội và trước hết là cho chính mỗi gia đình. Thực chất nỗi lo lớn nhất của các bố mẹ chính là tính mạng của con mình vì nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết của các bé sau khi tiêm vắc-xin chính là do sốc phản vệ. Và có những thời điểm tiêm vắc-xin nhất định sẽ đẩy tỷ lệ tử vong sau tiêm cao hơn.
Theo các chuyên gia, sốc phản vệ chính là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất có tên là histamine, sau vài phút sẽ có dấu hiệu sốc. Đây là tai biến vô cùng nguy hiểm vì nó dẫn đến tử vong rất nhanh chóng nếu không xử lý kịp thời.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là hạ thân nhiệt, huyết áp xuống thấp, trụy tim, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn. Thậm chí trong số ít trường hợp, sốc phản vệ xảy ra nhanh đến nỗi vừa mới rút kim tiêm thì vài giây sau là bé tử vong. Triệu chứng xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỷ lệ tử vong càng cao.
Trường hợp tiêm vắc-xin dễ tử vong
Theo thống kê, tỷ lệ sốc phản vệ do uống, tiêm thuốc tại các bệnh viện nhiều hơn so với vắc-xin. Nếu là do vắc-xin thì đó là bởi do cơ địa của bé nhạy cảm với loại vắc-xin đó. Tuy vậy, nếu tiêm cho bé vào những thời điểm này thì nguy cơ sốc phản vệ sẽ cao hơn:
- Trẻ đang sốt, cảm cúm
- Mắc các bệnh về não
- Động kinh
- Mắc bệnh cấp tính
- Mắc bệnh tim hoặc bất cứ bệnh lý nào khác.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trong 5 trường hợp này tuyệt đối không nên tiêm vắc-xin cho bé để tránh tỷ lệ sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Tốt nhất là bố mẹ nên tuân thủ thông báo chính xác tiền sử bệnh lý và cơ địa mẫn cảm của bé trước khi cho con tiêm bất cứ loại vắc-xin nào. Bác sĩ trước khi tiêm phải khám bệnh cho bé kỹ lưỡng.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo các mẹ khi đi tiêm phòng cho con phải luôn ghi nhớ:
- Theo dõi và nắm tình hình sức khỏe con để báo với bác sĩ tiền sử của con mình
- Sau khi tiêm 30 phút, nên cho bé quay trở lại để theo dõi sức khỏe
- Trong vòng 6, 12 và 24 tiếng sau khi về nhà phải luôn theo dõi bé thường xuyên và chặt chẽ.
- Sau 24 tiếng, nếu không có dấu hiệu bất thường mới có thể yên tâm.
- Nếu bé đã từng bị sốc phản vệ với thuốc uống, thuốc tiêm hoặc vắc-xin của một loại nào đó thì tuyệt đối không được tiêm lại loại này mà thay thế bằng việc tiêm vắc-xin phòng bệnh khác.
Đây là những điều rất cơ bản nhưng lại có ý nghĩa sống còn đối với các bé khi đi tiêm phòng. Vì vậy, các bố mẹ hãy cố gắng thuộc nằm lòng và đừng để những tai nạn thương tâm xảy ra với con sau khi tiêm phòng nữa nhé!