Vỏ nho có giá trị dinh dưỡng cao
Nho có màu sắc đẹp, thơm, ngon là thực phẩm bổ máu, có hàm lượng sắt cao. Khi ăn nho nhiều người phải nhổ cả vỏ nho, vậy có nên ăn nho cả vỏ không?
Một số báo cáo nghiên cứu cho thấy vỏ nho và hạt nho có giá trị dinh dưỡng cao, và cả hai đều chứa các thành phần "chống oxy hóa " và "chống ung thư".
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois, Hoa Kỳ đã xác nhận rằng có một chất gọi là "resveratrol" trong nhiều loại thực vật. Qua thí nghiệm nuôi cấy tế bào và mô phỏng chuột bị ung thư da, họ phát hiện ra chất "resveratrol" này có tác dụng điều trị ung thư da, vỏ nho có chứa một lượng lớn chất này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 100 gram nho đỏ tươi chứa 0,15-0,78 mg resveratrol, chủ yếu ở vỏ nho, đặc biệt là nho có vỏ dày màu đen hoặc tím. Hoạt chất này giúp ngăn cản hình thành các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế tối đa lượng cholesterol xấu và tăng lên lượng cholesterol tốt.
Ngoài ra, với việc ăn nho cả vỏ sẽ làm máu lưu thông tốt hơn, ngừa sự ngưng kết tiểu cầu, giúp giãn nở động mạch. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng đưa ra kết quả rằng khi ăn nho cả vỏ sẽ tận dụng tối đa hàm lượng resveratrol, rất tốt cho huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch và làm giảm đến 40% nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch.
Dưỡng chất trong nho đặc biệt là phần vỏ còn làm chậm sự già hóa của hệ thần kinh. Hoạt chất sinh học trong vỏ nho sẽ bảo vệ hệ thần kinh khỏi sự tích tụ của chất beta-amyloid, chất này là nguyên nhân chính gây ra hội chứng alzheimer của tuổi già.
Những người có nguy cơ về bệnh tiểu đường, khi ăn nho và nhớ là ăn cả vỏ sẽ làm giảm khoảng 10% lượng đường trong máu. Đó là nhờ hàm lượng resveratrol làm tăng độ nhạy của insulin, có thể cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể, do đó lượng đường trong máu sẽ giảm được đáng kể.
Làm thế nào chọn nho có chất lượng?
Điều tiên quyết đảm bảo quả nho chất lượng, đó là bạn nên mua nho tại những nơi có xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn. Nên chọn những quả nho to, mọng nước, những chùm nho với quả đều nhau. Mẹo nhỏ cho bạn là những chùm thưa quả thường sẽ ngọt hơn.
Lưu ý khi chọn nho cần quan sát phần cuống nho phải tươi không bị héo; chọn những chùm nho không bị dập, vỏ mịn, mượt. Màu sắc tươi đều cũng là điểm cần lưu ý để có được những quả nho ngon.
Làm sạch vỏ nho bằng cách nào?
Dù biết vỏ nho có nhiều công dụng nhưng nhiều người sẽ vẫn lăn tăn khi không biết chọn nho sao cho chất lượng và cách "ngăn ngừa" hóa chất bên ngoài vỏ nho để yên tâm thưởng thức.
Hầu hết các loại nho trên thị trường hiện nay đều có dư lượng thuốc trừ sâu, sau đây là một số mẹo nhỏ để làm sạch nho:
1. Rửa sạch bụi và cặn bám trên bề mặt nho bằng nước sạch.
2. Dùng kéo cắt bỏ từng quả nho và giữ lại phần cuống để tránh nước vào cùi trong quá trình làm sạch.
3. Rắc 1 thìa tinh bột, 1 thìa muối, đổ nước vừa đủ ngập nho, đảo đều.
4. Ngâm 5 phút, dùng tay vò nhẹ, đổ hết nước tinh bột, nửa phút tiếp tục rửa lại bằng vòi nước.
Phấn trắng trên vỏ nho có gây hại không?
Vỏ nho tươi thường có một lớp phấn trắng mỏng, nó là một chất cồn đường được tiết ra từ trái cây và rau quả, còn được gọi là bột trái cây, là một chất tự nhiên và vô hại đối với cơ thể con người.
Phấn trắng bám dính trên bề mặt quả nho, có thể ngăn cản sự thoát hơi nước của quả và chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh. Cũng có thể nói phấn trắng là dấu hiệu của độ tươi của nho. Vì thế, bạn hãy yên tâm thưởng thức những quả nho có phấn trắng vì nó thể hiện nho vẫn đang còn tươi ngon.
Ai không dễ ăn nho?
Bệnh nhân tiểu đường
Nho chứa nhiều đường fructose, có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Người bị tiêu chảy
Nho rất tốt cho tiêu hóa nhưng những người thường xuyên bị tiêu chảy nên ăn ít hơn.
Những người bị tỳ vị hư nhược
Nho chứa nhiều axit quả, ăn nhiều dễ làm tăng nhu động đường tiêu hóa, người bị táo bón và người tỳ vị hư nhược nên ăn ít.
Bí quyết rửa sạch nho
Cách 1: Rửa nho bằng nước muối.
Cho nho vào chậu nước pha muối sau đó ngâm khoảng 10 – 15 phút để những chất bẩn trong vỏ được loại bỏ. Lưu ý nên ngâm nho bằng nước vừa ấm và nước phải ngập hết phần nho. Sau đó vớt ra rửa lại bằng nước sạch 2 lần, vậy là có thể ăn cả vỏ rồi!
Cách 2: Rửa nho bằng baking soda và dấm
Cắt nho thành những chùm nhỏ cho dễ rửa, cho nho vào chậu nước rồi rắc bột baking soda lên khắp bề mặt nho, khuấy đều. Ngâm 2 – 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Tiếp tục ngâm với nước pha dấm trong 5 phút, cuối cùng rửa lại 2 lần bằng nước sạch là được.