Phụ Nữ Sức Khỏe

Dứa giàu vitamin C, ít calo lại mọng nước: Rất thích hợp để ăn vào mùa hè nhưng cần lưu ý để tránh dị ứng

Không chỉ ngon miệng, dứa còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Bản thân dứa đã là món tráng miệng tuyệt vời. Không những thế, chúng còn là nguyên liệu hoàn hảo cho các món ăn, sinh tố hoặc bánh nướng.

Không chỉ ngon miệng, dứa còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Dứa chứa nhiều vitamin, vi chất và chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể. Nó cũng ít calo, chất béo. Dứa đặc biệt rất giàu vitamin C. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một cốc dứa trung bình có 82calo, 2,3g chất xơ, dưới 1g chất béo. Bù lại nó có đến 78,9mg vitamin C. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của dứa được khoa học chứng minh.

7 lợi ích sức khỏe của dứa được khoa học công nhận

1. Cải thiện đường tiêu hóa

Theo NCBI, trong dứa có chứa một loại enzyme có tên là bromelain. Bromelain có rất nhiều chức năng trong cơ thể bạn. Đó là một loại enzyme tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn.

Theo TS Rachel Fine (người sáng lập To The Pointe Nutrition, Mỹ), bromelain và hàm lượng chất xơ cao của dứa là sự kết hợp tuyệt vời giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.

"Bromelain là một loại enzyme tiêu hóa và chất xơ giúp trì hoãn quá trình hấp thụ đường, dẫn đến lượng đường trong máu ổn định hơn. Cuối cùng, chúng đem lại mức năng lượng bền vững hơn giữa các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ", chuyên gia nhận định.

2. Giảm viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng các khớp trong cơ thể bị viêm, sưng lên, thường gây ra nhiều đau đớn và khó chịu. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi.

Tin vui là bromelain có trong dứa giúp giảm đau do viêm khớp. Trên thực tế, theo một nghiên cứu được công bố trên Clinical Rheumatology, việc bổ sung bromelain bằng đường uống giúp giảm đau do viêm khớp chỉ sau 6 tuần ở những người tham gia.

3. Tăng cường vitamin C

Mọi người đều biết mình cần bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta thường tìm đến nước cam. Bạn không biết rằng, một cốc nước ép dứa trung bình có nhiều vitamin C hơn (79mg) so với một cốc nước cam (69mg). Các chuyên gia khuyến nghị, lượng vitamin C cần bổ sung mỗi ngày ở nữ giới là 75mg, với nam giới là 90mg. Dùng nước ép dứa sẽ bổ sung lượng vitamin C đầy đủ hơn cho cơ thể.

Vitamin C trong dứa còn rất tốt cho sức khỏe của da. Chúng giúp sản xuất collagen, hấp thụ sắt... Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh.

4. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Với hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng dồi dào, dứa có thể giúp cơ thể bạn chống lại cảm lạnh. TS Trista Best (Công ty bổ sung Balance One, Mỹ) cho biết: "Dứa có thể có lợi trong việc điều trị cảm lạnh và ho nhờ chất bromelain có đặc tính chống viêm, làm tan chất nhầy. Khi chất nhầy không được loại bỏ, nó sẽ tiếp tục gây kích ứng, dẫn đến ho".

Ngoài ra, dứa giàu vitamin C. Đây cũng là loại vitamin có thể giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn luôn khỏe mạnh.

5. Hỗ trợ giảm cân

Một lợi ích hữu ích khác của dứa là vị ngọt. Vị ngọt tự nhiên và hàm lượng chất xơ cao khiến dứa trở thành một món ăn nhẹ hoàn hảo cho hành trình giảm cân của bạn.

Với lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và nước dồi dào, dứa giúp bạn cảm thấy no lâu. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn nhẹ lành mạnh. Điều này ngăn bạn ăn quá nhiều mỗi ngày.

Trên thực tế, một cốc dứa chỉ có 82 calo, ít hơn 1g chất béo, 2g chất xơ và 16g đường tự nhiên. Nếu kết hợp món này với một ít sữa chua Hy Lạp giàu protein, bạn sẽ có một bữa ăn nhẹ hoàn hảo giúp giảm cân.

6. Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Ngoài chất chống oxy hóa bromelain, mangan và vitamin C, dứa còn rất giàu flavonoid. Chất chống oxy hóa này được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, rượu vang đỏ.

Theo một đánh giá được công bố trên Foods, các chất chống oxy hóa có trong dứa được gọi là "chất chống oxy hóa liên kết". Có nghĩa là chúng tạo ra tác dụng kéo dài hơn cả chất chống oxy hóa thông thường.

7. Cơ thể nhận được lượng lớn mangan

Mangan là một vi chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của xương, giúp điều hòa lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tật.

Một nghiên cứu đăng tải trên NCBI cho thấy, kết hợp với kẽm, đồng và magiê, mangan góp phần cải thiện sức khỏe của xương, giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ.

Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết, cơ thể bạn cần mangan để phân hủy đường trong máu. Một số nghiên cứu phát hiện lượng mangan thấp hơn có liên quan đến bệnh tiểu đường - một căn bệnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lượng đường trong máu và insulin. Mangan cũng là một chất chống oxy hóa mạnh được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chống lại tác hại của các gốc tự do.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, mỗi ngày 1 người trưởng thành cần 2,3mg mangan.

Lưu ý không được bỏ qua khi ăn dứa

Theo BS dinh dưỡng Vũ Đại Dương (làm việc tại Hà Nội), trong dứa có loại men thủy phân protit, có tên là bromelin (hay bromelain). Một số người có thể bị dị ứng nếu ăn phải chất này.

Biểu hiện dị ứng sau khi ăn dứa là đau quặn bụng, đau đầu dữ dội, lợm giọng, nôn mửa, nổi mề đay, da nổi mẩn đỏ ngứa ngáy, chân tay và môi có cảm giác tê dại. Nặng hơn có thể bị khó thở, thậm chí tử vong. Do đó, tốt nhất với những người ăn dứa lần đầu nên ăn một chút để thử xem cơ thể thích nghi ra sao rồi mới tiếp tục.

Chuyên gia cũng khuyến cáo, mặc dù dứa rất ngọt, thơm nhưng không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Trong dứa có chất serotonin có khả năng gây co thắt huyết quản mạnh, làm huyết áp tăng cao. Ăn quá nhiều một lúc có thể bị đau đầu, choáng váng.

Chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến chúng ta cảm thấy tê bì ở lưỡi, cổ họng. Do đó, với người khỏe mạnh bình thường cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

Theo Tuấn Minh/Tổ Quốc

Tin liên quan

Loại củ bề ngoài xấu xí nhưng giúp sống thọ, cả đời ít ốm đau nếu thường xuyên ăn

Khoai sọ là loại củ có giá trị dinh dưỡng cao gấp 1,5 lần khoai tây, rất tốt cho sức...

Ăn khoai lang có tốt không?

Khoai lang là thực phẩm quen thuộc của nhiều người, vậy ăn khoai lang có tốt không?

Món ăn sáng người Việt hay ăn, tưởng dinh dưỡng nhưng lại tăng nguy cơ đột quỵ

Bữa sáng rất quan trọng, nhưng một số món ăn sáng lại làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây hại...

Ăn hàu bao nhiêu là đủ?

Hàu là thực phẩm bổ dưỡng và cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, vậy ăn hàu...

Giá đỗ có tác dụng gì?

Giá đỗ là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của người Việt, vậy giá đỗ có tác dụng gì?

Nước nhân trần mát, ngon nhưng lại 'đại kỵ' với hai nhóm người sau

Nhân trần là thức uống được nhiều người yêu thích tuy nhiên lại đại kỵ với hai nhóm người dưới...

Trí não minh mẫn, tim gan khỏe mạnh nếu thường xuyên ăn thực phẩm có 3 màu này

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết các thực phẩm này chứa nhiều hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe.

Tin mới nhất

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?

1 giờ trước

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

22 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

22 giờ trước

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

22 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

23 giờ trước

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

23 giờ trước

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

2 ngày 2 giờ trước

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

2 ngày 2 giờ trước

Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

2 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình