Phụ Nữ Sức Khỏe

Đốm trắng xuất hiện trên lưỡi có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm này

Có nhiều nguyên nhân gây ra các đốm trắng trên lưỡi. Cho dù lưỡi của bạn có đốm trắng ở một hay nhiều chỗ, nguyên nhân có thể là do bị thương khi cắn phải lưỡi hoặc cũng có thể do một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ung thư. Một số loại đốm trắng trên lưỡi có thể xuất hiện thường xuyên hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Bạn nhận thấy rằng lưỡi của mình không có màu hồng đồng nhất như bình thường? Nếu bạn phát hiện những đốm hoặc mảng trắng trên lưỡi, chắc bạn cũng cảm thẩy lo lắng liệu không biết bản thân có bị mắc bệnh gì không, đặc biệt là khi điều đó đi kèm cảm giác khó chịu, đau đớn.

Dưới đây là sáu nguyên nhân có thể gây ra đốm trắng trên lưỡi và cách điều trị.

Tổn thương do cắn, nhai phải lưỡi

Felipe Nor, tiến sĩ, phó giáo sư lâm sàng về y học răng miệng tại Trường Nha khoa Đại học Michigan cho biết nếu bạn có răng có các cạnh đặc biệt sắc nhọn hoặc có thói quen nhai hai bên lưỡi, điều này có thể khiến mô phát triển một lớp bảo vệ dày hơn, giống như vết chai trên bàn chân.

Thông thường những vết này sẽ không đau, nhưng nếu chấn thương dữ dội và cấp tính hơn, chẳng hạn như nếu bạn cắn mạnh vào lưỡi, vết loét có thể hình thành và có thể rất đau.

Điều trị: Nếu bạn thường xuyên bị đốm trắng do tổn thương, giải pháp là ngăn ngừa vết thương ở lưỡi ngay từ đầu.

Gặp nha sĩ để làm nhẵn những chiếc răng sắc nhọn

Ngừng thói quen nhai lưỡi

Đeo đồ bảo vệ răng miệng ban đêm hoặc thứ gì đó tương tự nếu bạn thường vô tình nhai phải lưỡi.

Vi rút HPV

HPV là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng không chỉ đến bộ phận sinh dục mà còn ở miệng và cổ họng. Nguyên nhân là do hôn lưỡi hoặc quan hệ tình dục bằng miệng với người đã nhiễm virus HPV.

Tiến sĩ Nor cho biết trên lưỡi, virus HPV có thể biểu hiện thành các tổn thương giống bông súp lơ trắng. Những đốm này thường có màu trắng, nổi cao và lành tính.

Nếu bạn có đốm trắng hoặc tổn thương trong miệng do vi rút HPV thì có nguy cơ bạn sẽ truyền vi rút cho người khác, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hôn lưỡi và hoạt động tình dục an toàn.

Quan trọng: Mặc dù các tổn thương trên lưỡi có thể là dấu hiệu của HPV, nhưng bệnh HPV thường không có triệu chứng và nhiều người bị nhiễm không nhận ra mình nhiễm HPV vì họ không có bất kỳ dấu hiệu nào.

Điều trị: Mặc dù cơ thể một người khỏe mạnh có thể tự loại bỏ virus HPV trong vòng một đến hai năm, nhưng các tổn thương thường yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ.

Sinh thiết tổn thương cũng có thể được thực hiện để xác định chẩn đoán.

Nhiễm nấm Candida

Bệnh nhiễm nấm Candida, hay còn gọi là tưa miệng, là một bệnh nhiễm trùng dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm men, một loại nấm trong miệng của bạn.

Nó thường xảy ra ở những người hút thuốc hoặc bị khô miệng và gây ra những đốm trắng nhỏ, rộng không quá 1 cm, xuất hiện trên bề mặt chính của lưỡi, nơi cảm nhận vị giác.

Những người bị suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ phát triển bệnh nấm Candida cao hơn, có thể xuất hiện dưới dạng các nốt lớn hơn ở bất cứ đâu trên lưỡi hoặc bên trong miệng. Đặc biệt, bạn có thể gặp nhiều rủi ro nhất nếu bạn mắc phải tình trạng như HIV / AIDS và ung thư.

Ngoài các mảng trắng trên lưỡi, các triệu chứng khác của nấm Candida bao gồm đau nhức, đỏ, giảm vị giác, cảm giác như có bông trong miệng.

Điều trị: Bạn sẽ cần thuốc chống nấm theo toa của bác sĩ để ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm. Thuốc điều trị có thể bao gồm nước súc miệng hoặc viên ngậm có tác dụng cục bộ trong miệng, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dùng thuốc kháng nấm hoạt động toàn thân.

Lưỡi địa lý

Lưỡi địa lý là một tình trạng viêm của lưỡi dẫn đến các mảng trắng và đỏ có thể có đường viền hơi gồ lên, nhanh chóng thay đổi hình dạng và vị trí sau vài giờ.

Hiện tượng này xuất hiện giống như một bản đồ địa lý, do đó bệnh này có tên là lưỡi địa lý.

Nguyên nhân chính xác của bệnh này hiện chưa rõ nhưng có thể có một phần do di truyền vì một số người có lưỡi địa lý có tiền sử gia đình từng mắc bệnh. Những người có lưỡi nứt nẻ (rãnh sâu trên bề mặt) cũng có thể mắc phải lưỡi địa lý.

Mặc dù sự xuất hiện của lưỡi địa lý có thể hơi đáng sợ nhưng nó không gây hại hoặc lây lan.

Trên thực tế, nhiều người mắc chứng lưỡi địa lý không có các triệu chứng ngoài biểu hiện như đã nói ở trên, tuy nhiên, bạn có thể bị đau hoặc rát khi ăn, đặc biệt là nếu tiêu thụ thực phẩm cay hoặc có tính axit. Cơn đau này dữ dội hơn kiểu "nóng" hoặc "bỏng" mà người bình thường có thể gặp phải khi ăn cay.

Điều trị: Không có phương pháp điều trị nào cho lưỡi địa lý nhưng nếu bạn đang bị đau, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp khắc phục như thuốc giảm đau không kê đơn hoặc nước súc miệng làm tê vùng lưỡi hoặc giảm viêm.

Mặc dù tình trạng này giảm dần theo đợt nhưng những người bị lưỡi địa lý sẽ tái phát bệnh trong suốt cuộc đời.

Địa y planus ở lưỡi

Bệnh địa y planus là một tình trạng viêm mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào trong màng nhầy của miệng. Nếu bạn bị bệnh địa y planus ở miệng, bạn có thể nhận thấy những mảng trắng "giống như ren" trên lưỡi hoặc bên trong má.

Tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ trung niên và những người bị suy giảm miễn dịch. Chưa rõ tất cả nguyên nhân gây bệnh nhưng một số tác nhân có thể bao gồm thuốc, nhiễm trùng, chất gây dị ứng, bị thương ở miệng, căng thẳng.

Ngoài các mảng trắng trông như lông mi, bạn cũng có thể có các triệu chứng như các mảng đỏ và sưng, vết loét

Các mảng và vết loét này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong miệng, bao gồm lưỡi, mặt trong của má, nướu răng, vòm họng.

Điều trị: Để chẩn đoán thường bệnh địa y planus thường cần sinh thiết hoặc nuôi cấy để xác định xem có bất kỳ nhiễm trùng nào đang xảy ra hay không.

Nếu bạn không có triệu chứng nào khác ngoài các mảng trắng, bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bạn về tình trạng bệnh và tiến hành theo dõi theo thời gian để đảm bảo các tổn thương vẫn không có triệu chứng và không có thay đổi đáng kể về biểu hiện lâm sàng.

Tiền ung thư hoặc ung thư

Nguyên nhân tiềm ẩn nghiêm trọng nhất của các đốm trắng trên lưỡi đó là liên quan đến tiền ung thư hoặc ung thư.

Một ví dụ là bệnh bạch sản dẫn đến các mảng trắng không triệu chứng có thể là tiền ung thư. Nó ảnh hưởng đến khoảng 2,6% dân số toàn cầu và có tới 17,5% những người bị bạch sản sẽ tiếp tục phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy.

Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư phổ biến nhất được tìm thấy trên lưỡi, có thể dẫn đến các đốm trắng.

Điều trị: Cho dù bác sĩ cho rằng tổn thương là tiền ung thư hay ung thư thì việc sinh thiết tổn thương là cần thiết để xác định nguyên nhân và lập kế hoạch điều trị. Điều trị ung thư có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.

Nếu nhận thấy những đốm trắng mới trên lưỡi, cách tốt nhất là bạn nên đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.

Ngọc Minh (Dịch theo Insider)

Tin liên quan

Những điều cha mẹ cần biết để bảo vệ con khỏi bệnh tay chân miệng trong mùa hè cao điểm

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, số ca mắc bệnh tay chân...

3 thói quen có thể làm trầm trọng hơn chứng lo âu cần loại bỏ sớm để tránh suy nghĩ...

Lo âu là một trong những căn bệnh tinh thần phổ biến nhất ngày nay, cũng bởi do cuộc sống...

Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em liên quan đến COVID-19?

Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí khoa học Lancet cho thấy các trường hợp viêm gan không...

Cách đơn giản để giúp bệnh nhân gout giảm đau ngay tại nhà

Đây là các biện pháp điều trị cơn đau gout cấp đã được nhiều người áp dụng nhanh chóng và...

Nhìn vị trí nổi mụn biết ngay tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn

Vị trí mụn trên cơ thể còn có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe. Vì vậy, việc tìm hiểu...

4 phương pháp điều trị mụn trứng cá được các bác sĩ da liễu khuyên dùng

Mụn trứng cá có thể khiến bạn cảm thấy mất tự tin vào ngoại hình của mình. Để có thể...

Những lời khuyên này từ cổ nhân giúp đánh bại sẹo mụn và các khuyết điểm trên da tuyệt diệu...

Thống kê đã chỉ ra rằng 95% tất cả mọi người trên hành tinh của chúng ta đều bị mụn...

Tin mới nhất

Phụ nữ ngực to có nội tiết tốt hơn? Bác sĩ tiết lộ đây mới là thứ dễ khiến "cặp...

1 ngày trước

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

1 ngày 19 giờ trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

1 ngày 19 giờ trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

1 ngày 19 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

1 ngày 19 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

2 ngày trước

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

2 ngày 12 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

2 ngày 12 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

2 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình