Phụ Nữ Sức Khỏe

Những điều cha mẹ cần biết để bảo vệ con khỏi bệnh tay chân miệng trong mùa hè cao điểm

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng. Việc nhận biết các dấu hiệu nhiễm bệnh cũng như cách phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng để chữa trị kịp thời và bảo vệ sức khỏe cho con của bạn.

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em gây ra các vết loét bên trong hoặc xung quanh miệng và phát ban hoặc mụn nước trên bàn tay, bàn chân, cẳng chân hoặc mông của trẻ. Bệnh có thể gây đau nhưng không nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng

Các loại vi rút thường gây ra bệnh tay chân miệng được đặt tên là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.

Ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng mắc bệnh cao nhất. Bệnh có xu hướng dễ lây lan vào mùa hè và mùa thu.

2. Các triệu chứng bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sốt, viêm họng, các vết phồng rộp gây đau bên trong miệng của trẻ, thường ở phía sau hoặc trên lưỡi của trẻ; cảm thấy không khỏe (khó chịu); ăn mất ngon; mệt mỏi; cáu kỉnh.

Một hoặc hai ngày sau, trẻ có thể bị:

Phát ban biến thành mụn nước.

Các nốt mụn hoặc vết loét trên đầu gối, khuỷu tay hoặc mông của trẻ.

Các vết loét ở miệng có thể khiến trẻ khó nuốt.

Ăn hoặc uống ít hơn bình thường có thể là dấu hiệu duy nhất của bệnh tật ở trẻ. Hãy đảm bảo rằng trẻ nhận đủ chất lỏng và chất dinh dưỡng.

3. Lây truyền bệnh tay chân miệng

Các vi rút gây bệnh tay chân miệng ẩn náu trong chất lỏng trong cơ thể người bị nhiễm bệnh, bao gồm nước bọt, chất nhầy từ mũi hoặc phổi của trẻ, dịch từ mụn nước hoặc vảy vết thương, chất thải.

Bệnh tay chân miệng lây lan qua:

Ho hoặc hắt hơi.

Tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, dùng chung cốc hoặc dùng chung đồ dùng.

Tiếp xúc với phân, như khi thay tã.

Chạm vào bề mặt có vi-rút ở trên.

4. Các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Các biến chứng nghiêm trọng do bệnh tay chân miệng rất hiếm. Enterovirus 71 có nhiều khả năng gây ra vấn đề hơn các loại virus gây bệnh tay chân miệng khác.

Các biến chứng có thể bao gồm:

Mất nước nếu lở miệng khiến bạn khó nuốt chất lỏng.

Viêm màng não do vi rút (Sưng màng xung quanh não và tủy sống).

Viêm não.

Viêm cơ tim.

Tê liệt.

5. Điều trị bệnh tay chân miệng

Không có thuốc chữa hoặc vắc xin cho bệnh tay chân miệng. Do vi rút là nguyên nhân gây ra bệnh này nên thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích được gì. Bệnh thường tự biến mất sau 7 đến 10 ngày. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể giúp con mình cảm thấy tốt hơn bằng cách:

Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen hoặc thuốc xịt làm tê miệng. Không sử dụng aspirin vì nó có thể gây bệnh nghiêm trọng cho trẻ em.

Đồ ăn lạnh như kem que, sữa chua hoặc sinh tố để làm dịu cơn đau họng. Tránh nước trái cây và nước ngọt có axit có thể gây kích ứng vết loét.

Kem dưỡng da chống ngứa.

 

6. Phòng chống bệnh tay chân miệng

Trẻ em dễ lây nhất trong 7 ngày đầu tiên của bệnh. Tuy nhiên, vi-rút có thể ở trong cơ thể trẻ trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần và lây lan qua nước bọt hoặc phân. Thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ lây nhiễm:

Rửa tay cẩn thận, đặc biệt là sau khi thay tã hoặc lau mũi cho trẻ. Giúp trẻ giữ tay sạch sẽ.

Dạy trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho. Tốt nhất là nên dùng khăn giấy, cũng có thể dùng tay áo thay cho khăn giấy nếu không kịp phản ứng.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt và các vật dụng dùng chung như đồ chơi, tay nắm cửa.

Không ôm hoặc hôn người bị bệnh tay chân miệng. Không dùng chung cốc hoặc đồ dùng với họ.

Không để con đến trường học hoặc nhà trẻ cho đến khi các triệu chứng biến mất.

Ngọc Minh (Dịch theo WebMD)

Tin liên quan

CẨN TRỌNG với những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi....

Nạn bắt cóc trẻ em chưa bao giờ hết nóng, ba mẹ cần lưu lại những bí kíp này để...

Đối với một bậc cha mẹ, ít có trải nghiệm nào tồi tệ hơn việc mất dấu con nhỏ ở...

Thấu hiểu con hơn từ những bí mật về tâm lý trẻ em và sức khỏe tình thần của bé...

Hiểu con mình là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn nên học với tư cách là cha...

6 thực phẩm thường gây dị ứng ở trẻ em, đều là những thực phẩm quen thuộc trong thực đơn...

Dị ứng thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng cần chú ý khi chăm sóc trẻ cũng...

Tại sao trẻ em nên được dạy rằng không chỉ cần IQ cao mà còn cần chỉ số AQ vượt...

Điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong ước khi có con là gì? Đó chính là nuôi...

Tại sao tỷ lệ sinh trẻ em gái lại giảm dần theo từng năm? Lý do đã có từ xa...

“Trọng năm khinh nữ” đã làm khổ bao phụ nữ từ xưa đến nay. Hiện tại thì sao?

Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông xã hội đối với trẻ em nguy hiểm hơn những gì ba mẹ...

Dành thời gian trên mạng xã hội gần như đã trở thành một cách sống của hầu hết người lớn...

Tin mới nhất

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khi nào nên khám bác sĩ?

8 giờ trước

Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung, bạn đã biết chưa?

8 giờ trước

Con trai 17 tháng tuổi của thủ môn Bùi Tiến Dũng nói tiếng Việt, ra dáng truyền nhân tương lai...

9 giờ trước

Các công thức nấu cháo yến mạch trứng gà cho bé ăn dặm ngon

21 giờ trước

Mẹ sau sinh nên ăn gì để có nhiều sữa mà không tăng cân?

21 giờ trước

Ngoài dùng thuốc còn cách nào giảm đau cho bệnh nhân ung thư?

1 ngày 13 giờ trước

Có cách nào phòng tránh bệnh trầm cảm?

1 ngày 13 giờ trước

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa lão hóa nhau thai và bệnh cơ tim chu sinh...

1 ngày 15 giờ trước

Bí quyết 164 năm của người Thụy Điển để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc, mạnh mẽ

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình