Phụ Nữ Sức Khỏe

Đời người hơn kém nhau chính là ở cảnh giới

Tục ngữ Việt ta có câu: Người khôn ăn nói nửa vời, làm cho người dại nửa mừng nửa lo”. Đúng là từ trước đến nay, người ở cảnh giới thấp hơn thường không hiểu được người ở cảnh giới cao.

 Thời Chiến Quốc, Trang Tử và Huệ Tử là đôi bạn thân, họ thường đàm đạo, tranh luận đạo lý, và cũng đã để lại rất nhiều mẩu chuyện thú vị. Sau khi Huệ Tử chết, Trang Tử đến đưa tang, ông đứng trước mộ của Huệ Tử mà nói rằng:

“Sau khi ông chết, tôi chẳng còn ai là đối thủ để tranh luận nữa, cũng chẳng có ai đàm luận đạo lý với tôi nữa”.

Qua đó có thể thấy tình bằng hữu giữa Trang Tử và Huệ Tử rất keo sơn gắn bó, cũng rất thâm tình: Họ vừa là tri kỷ, vừa là đối thủ, thậm chí có những lúc còn là địch thủ của nhau nữa.



Chuyện Huệ Tử làm tể tướng cho người đuổi bắt Trang Tử

Huệ Tử vốn học rộng tài cao nên được Ngụy Vương mời làm tể tướng. Một lần Trang Tử đến nước Ngụy thăm bạn, có kẻ tiểu nhân nói lời gièm pha với Huệ Tử rằng:

“Bẩm đại nhân, ngài phải hết sức cẩn trọng. Trang Tử đến nước Ngụy là có rắp tâm không tốt, ông ta muốn tranh đoạt vị trí tể tướng của ngài”.

Huệ Tử nghe những lời này, tin là thật. Để phòng ngừa bất trắc có thể xảy ra, Huệ Tử lệnh cho binh sỹ tìm bắt và đuổi Trang Tử ra khỏi nước Ngụy.

Binh sỹ tìm suốt ba ngày ba đêm mà chẳng thấy Trang Tử đâu. Sang đến ngày thứ tư, Trang Tử bỗng xuất hiện trước mặt Huệ Tử và nói với ông ta rằng:

“Có một loài chim sống ở phương nam gọi là chim Uyên sồ (giống như phượng hoàng). Loài chim này bản tính cao ngạo. Mùa hạ, Uyên sồ di cư từ phương Nam đến phương Bắc. Trên đường bay vượt biển khơi, nó chỉ nghỉ ở cây ngô đồng, nó chỉ ăn loài quả mọc từ cây trúc, nó chỉ uống nước suối trong vắt và lạnh buốt. Một ngày nọ, Uyên sồ bay qua một con chim cú mèo, khiến cho cú mèo kia sợ hãi, cho rằng Uyên sồ đến cướp con chuột chết mà cú mèo vừa nhặt được. Cú mèo gầm rú với Uyên sồ. Giờ đây, ông cũng muốn dùng uy quyền của Tể tướng nước Ngụy để dọa dẫm tôi chăng?”.

Câu chuyện trên được trích từ tác phẩm “Trang Tử”. Trang Tử tự ví mình với Uyên sồ, ý muốn nói rằng cảnh giới tư tưởng mà ông hướng tới là ở tầng thứ cao, là tự do tinh thần, là siêu phàm thoát tục, cũng là coi thường mọi vinh hoa danh lợi chốn nhân gian.


 
Cảnh giới có cao thấp, không phân biệt ít nhiều

“Có cảnh giới, ắt sẽ thanh cao”, trong mắt Vương Quốc Duy, có cảnh giới và không cảnh giới là cực kỳ khác biệt. Cảnh giới giống như một vạch phân chia giữa cao nhân và tiểu nhân.

Người thường nào mấy ai thấu hiểu cái gọi là cảnh giới? Ví như có một văn nhân tên Tào Tuyết Cần là người “thế sự tỏ tường nhờ học vấn, nhân tình nắm rõ viết thành văn”, đã dựa vào học thức và hiểu biết của đời mình soạn ra danh tác “Hồng Lâu Mộng” lưu danh muôn thuở, ông chính là người có cảnh giới.

Còn với Lý Hậu Chủ, ông là vua nước Nam Đường, nhưng lại là người “vào đời vốn nông cạn, nhập thế cũng chẳng mấy thâm sâu”. Ông yêu thích kỳ họa, hay sáng tác làm thơ, bề ngoài có vẻ là 1 cao nhân thoát tục, nhưng thực ra lại là ông vua phóng túng vô trách nhiệm, bỏ mặc quần thần chống chọi với giặc phương Bắc, để rồi cuối cùng nước mất bản thân cũng bị bức tử. Do đó, tuy cả đời sáng tác rất nhiều nhưng chỉ là những tác phẩm mua vui nhất thời, không có cảnh giới.

Muốn thành đại sự nhất định phải đạt được 3 cảnh giới

3 cảnh giới nhân sinh được lưu truyền phổ biến nhất của Vương Quốc Duy như sau:

Cảnh giới thứ nhất: “Đêm qua gió Tây thổi tàn lụi cây xanh biếc, đứng trên lầu cao đơn độc nhìn về chân trời xa xăm”. Đây là cảnh giới nhìn xa trông rộng.

Cảnh giới thứ 2: “Vì nghĩa lớn xá chi tấm thân hèn, nhọc quyết tâm ngày vinh hiển không xa”. Đây là cảnh giới tận sức tận tâm theo đuổi một thứ, chằng hề quản tâm lực bị tổn hao.

Cảnh giới thứ 3: “Nhiều lý lẽ cách ta trăm ngàn dặm, quay đầu lại, phút chốc chợt hiểu ngay”. Đây là cảnh giới rộng mở thông suốt, bất cứ điều gì cũng đều có thể từ tờ mờ đến sáng tỏ.

Một số người có chí thú tao nhã, nhưng lại không có cảnh giới; có người thiên định là hào phóng, nhưng chưa hẳn đã có cảnh giới. Cảnh giới là sự thể hiện đối với “hỉ nộ ai lạc”, là cảm ngộ đối với thế sự nhân tình.

Một người có khí chất, có đam mê, có niềm hứng thú, cũng không thể nào bằng được một cao nhân có cảnh giới.

Theo Khỏe Và Đẹp

Tin liên quan

Sự im lặng là cảnh giới cao nhất của đàn bà khi bị tổn thương

Im lặng là ranh giới của đàn bà khi đã cạn tình. Sự im lặng của đàn bà bị...

3 cảnh giới hạnh phúc Đức Phật dạy mà ai cũng lãng quên

Hạnh phúc chẳng phải điều gì đó xa vời, mà nó nằm trong tầm tay của mỗi người. Ranh...

3 loại tình và 3 cảnh giới cuộc đời, nắm rõ để thay đổi hoàn toàn vận mệnh!

Hạnh phúc là thứ ai cũng mưu cầu, có những điều nếu nắm vững sẽ thay đổi được rất nhiều...

Buông bỏ là tự giải thoát chính mình, là cảnh giới của người thông minh nhất

Trên thế gian này, rất nhiều người vẫn mãi truy cầu những gì mình không đạt được hoặc đã mất...

Cách buông bỏ mọi phiền não để được hạnh phúc, bình yên

Phật dạy rằng, trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì được...

Biết buông bỏ để hạnh phúc!

Chúng ta thường nói muốn “buông bỏ”, nhưng rốt cuộc là “buông bỏ” điều gì?

Phụ nữ muốn hạnh phúc hãy học cách buông bỏ thứ không thuộc về mình

Thanh xuân của người phụ nữ thường rất ngắn ngủi, vậy nên, đừng phí hoài quãng thời gian đẹp nhất...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình