Có một câu chuyện như thế này:
Trước đây, có một nữ sinh trung học, cả ngày ngồi trong lớp khóc lóc vì mất mẹ, đau khổ đến mức không còn thiết sống nữa, khiến ai nhìn thấy cũng xót xa. Nhiều bạn bè đến động viên an ủi, khuyên nhủ nhưng không thể giúp được gì cho cô ấy. Một hôm, thầy giáo chủ nhiệm trên lớp giảng bài đã lấy ra một chén nước và hỏi cả lớp: “Các em cho thầy hỏi, chén nước này nặng bao nhiêu?”.
Học sinh ở dưới ai nấy đều nhao nhao bàn luận, người nói là 20g, người lại khăng khăng nói là 50g. Thầy giáo lại nói tiếp: “Kỳ thực chén nước này nặng bao nhiêu cũng không quan trọng. Quan trọng là mọi người có thể cầm được nó trong bao lâu?”.
Vì không thấy học sinh nào trả lời, thầy giáo lại nói tiếp: “Cầm một phút đồng hồ chắc hẳn ai cũng giữ được, không có vấn đề gì. Nhưng cầm nó trong một giờ chắc hẳn sẽ có nhiều người cảm thấy mỏi tay. Cầm nó trong cả ngày thì mọi người sẽ bị mệt đến tê liệt mà ngã xuống. Kỳ thực, thầy rất đồng cảm với bạn nữ trong lớp chúng ta phải chịu khổ đau vì mất mẹ. Nhưng em đã khóc suốt hơn một tuần qua rồi. Nếu như em cứ khóc mãi không ngừng như vậy, cuối cùng em sẽ ra sao đây?”.
Nghe những lời của thầy giáo, nữ học sinh rốt cuộc đã tỉnh ngộ, lập tức ngừng khóc.
Sức nặng của một chén nước trước sau vẫn như vậy, nhưng nếu cầm càng lâu thì sẽ cảm thấy càng ngày càng nặng nề. Cũng như thế, con người ai cũng có nỗi niềm riêng nhưng khi gặp vấn đề đa phần ai cũng xem nỗi khổ của mình là lớn nhất rồi mãi suy nghĩ về nó. Điều ấy chỉ làm cho nỗi khổ ấy càng ngày càng tăng, cuối cùng họ bị chính những áp lực, phiền não ấy đè nén, không giải thoát được.
Khi phiền não, nếu có thể thay đổi thái độ, thoát khỏi cái tôi của mình, có thể nhìn những mảnh đời bất hạnh khác, biết trân quý thương yêu những người thân còn lại bên mình thì bạn sẽ thấy cuộc đời còn rất nhiều ý nghĩa. Chính vậy mà trong cuộc sống, khi chúng ta biết buông bỏ mọi phiền não thì mọi việc mới trở nên dễ dàng hơn, tâm được tĩnh, lòng được yên.
Một câu chuyện khác kể rằng, vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Một hôm có một vị Bà La Môn vận dụng công năng, hai tay cầm hai chiếc bình hoa tiến đến dâng tặng Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với vị người Bà La Môn rằng: “Buông!”.
Nhịp sống hiện đại khiến con người quay cuồng lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn. Do đó để tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải là điều dễ dàng. Bởi vậy, có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Đơn giản là vì họ luôn phải căng thẳng, đấu tranh để giữ lấy những gì mà mình đang có.
Con người chính là tồn tại trong từng hơi thở, vậy sao cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong u mê và phiền não. Trên thế gian này, rất nhiều người cố chấp việc truy cầu những gì mình đạt không được hoặc đã mất đi, mà chấp nhận đánh mất hạnh phúc trước mắt, điều này chẳng phải thật đáng tiếc hay sao?
Đức Phật dạy rằng, khổ nạn của con người thường bắt nguồn từ tham, sân, si. Vì vậy, trong cuộc đời, nếu như ta biết buông bỏ những điều khiến ta không hạnh phúc, thì ta nhất định sẽ được thanh thản, an nhiên. Buông bỏ chính là một loại trí huệ, biết buông bỏ mới có thể hạnh phúc.
Có thể “buông bỏ” mới có thể “đắc được” Trong bộ phim “Ngọa hổ tàng long” có câu nói kinh điển: “Khi bạn khép chặt hai bàn tay lại, trong tay bạn sẽ không có gì. Nhưng kh... |
Đời người, nhiều khi không phải con đường đã đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ Cổ nhân giảng: “Thất chi đông ngung, thu chi tang du”, ý nói rằng, lúc ban đầu bị thất bại ở một phương diện này, nhưng cuối cùng ... |