Phụ Nữ Sức Khỏe

Đoán sức khỏe thai nhi thông qua nhịp tim: Kiến thức mẹ bầu cần có

Nhịp tim của thai nhi là một trong những dấu hiệu cho biết thai nhi trong bụng mẹ có đang khỏe mạnh và phát triển bình thường hay không.

Sự hình thành tim thai ở thai nhi

Trong các cơ quan thì tim thai là một trong những cơ quan được hình thành sớm nhất. Theo các nghiên cứu từ bác sĩ chuyên khoa, từ khoảng 16 ngày kể từ ngày thụ thai là phôi thai đã xuất hiện hao mạch máu, tạo thành hai ống dẫn cho tim sau này.

Khi thai nhi được 5 tuần tuổi, mặc dù phôi thai vẫn chưa hình thành tay chân nhưng tim thai đã bắt đầu phát triển và hoàn thiện. Bước sang tuần thứ 6, tim thai đã hoàn thành rõ nét và bắt đầu hoạt động. Tim thai lớn dần theo sự phát triển của thai nhi, hết tuần thứ 6 tim sẽ bắt đầu phân chia các ngăn.

Đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi thì tim thai của con đã phát triển gần như hoàn thiện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tim thai xuất hiện muộn, có thể là 8 tuần hoặc thậm chí 10 tuần mẹ mới có thể siêu âm thấy tim thai của con. Trong những trường hợp đó, mẹ bầu cần giữ bình tĩnh và kiên trì đợi kết quả siêu âm ở lần sau.

Nhịp tim của thai nhi 12 tuần tuổi như thế nào là bình thường?

Thông thường nhịp tim thai nhi sẽ có biên độ dao động từ 120 – 160 nhịp/phút. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là vì phải qua 3 tháng đầu thì tim thai mới hoạt động ổn định, và trong thời gian này nhịp tim của con sẽ có lúc nhanh lúc chậm là điều bình thường. Vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng.

Ở kì tam cá nguyệt thứ nhất, nhịp tim thai nhi sẽ dao động từ 120 - 160 nhịp/ phút (Ảnh: Internet).

Ngoài ra, nhịp tim của thai nhi trong suốt quá trình mang thai cụ thể như sau

Từ tuần thai thứ 5 – 6, nhịp tim thai nhi trung bình khoảng 110 nhịp/phút.

Từ tuần thai thứ 9 – 10, nhịp tim thai nhi trung bình 170 nhịp/phút.

Từ tuần thai thứ 14 – 19, nhịp tim thai nhi có xu hướng giảm còn khoảng 150 nhịp/phút.

Từ tuần thai thứ 20, nhịp tim thai nhi còn khoảng 140 nhịp/phút.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhịp tim thai nhi giảm xuống khoảng 130 nhịp/phút và duy trì ở mức này cho đến ngày chào đời.

Phát hiện bất thường ở thai nhi thông qua nhịp tim

Tim thai đập nhanh

Nhịp tim bình thường của thai nhi sẽ dao động trong mức 120 – 160 nhịp/ phút, thỉnh thoảng sẽ lên đến 180 nhịp/phút do thai nhi đang mải mê nghịch ngợm trong bụng của mẹ. Ngoài ra, nếu mẹ phát hiện nhịp tim thai của con lớn hơn 180 thì có thể bé đang bị rối loạn nhịp tim hoặc do mẹ đang sốt cao. Trong trường hợp này, mẹ nên điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng cho mình và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Việc theo dõi nhịp tim thai nhi sẽ giúp mẹ phát hiện ra những bất thường trong sức khỏe của con (Ảnh: Internet).

Tim thai đập chậm

Tim thai đập chậm là dấu hiệu báo hiệu nguy hiểm hơn trường hợp tim thai đập nhanh. Cụ thể, nhịp tim thai nhi 12 tuần tuổi dưới những mức sau sẽ được xếp vào danh sách nguy hiểm

Nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì nguy cơ sảy thai là 100%.

Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/phút thì nguy cơ sảy thai là 86%.

Nhịp tim thai dưới 120 nhịp/phút thì nguy cơ sảy thai là 50%.

Khả năng lưu thông máu của mẹ kém, lượng oxy và máu không đủ cung cấp cho thai nhi chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu đẫn dến hiện tượng tim thai đập chậm. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để có những biện pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.

Nam Phong (TH)

Tin liên quan

11 nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai mà mẹ bầu không nên bỏ qua

Đau ngực khi mang thai là một triệu chứng bình thường của bà bầu trong giai đoạn thai nghén. Tuy...

Lịch tiêm phòng cho bà bầu, mẹ phải nhớ để bảo vệ mình và con

Tiêm phòng khi mang thai gồm những loại vắc-xin nào và tiêm khi nào, mẹ bầu hãy tham khảo lịch...

Bà bầu bị dọa sảy thai nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh hơn?

Dọa sảy thai là hiện tượng nguy hiểm thường gặp nhất trong thời gian mới mang thai. Theo đó, có...

Điểm danh những biểu hiện ốm nghén mẹ bầu cần lưu ý

Ốm nghén là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi mang bầu, biểu hiện thông thường là buồn nôn,...

Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ?

Tuy nước dừa có tính mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng không phải bà bầu uống bao nhiêu...

Bà bầu ăn gì để chuyển dạ nhanh chóng, không đau đớn?

Những loại thực phẩm sau đây sẽ giúp mẹ bầu không còn nỗi ám ảnh vì cơn đau chuyển dạ...

10 món ngon cho bà bầu 3 tháng đầu tránh bị sảy thai

Dinh dưỡng cho bà đầu trong 3 tháng đầu cần được chú trọng vì đây là nền tảng đầu tiên...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình