Câu chuyện thương tâm tưởng chừng hết sức quen thuộc dưới đây là bài học cho mọi gia đình khi chăm sóc trẻ nhỏ. Bởi hành động tưởng như rất hữu hiệu để dỗ dành trẻ nhỏ lại có thể là nguyên nhân gây ra cái chết thương tâm.
Buổi trưa hôm ấy, sau khi ăn cơm bà cùng cháu đang chơi vui vẻ. Do vô tình không đứng vững, cậu bé ngã từ trên giường xuống, đầu va vào cạnh bàn và khóc ré lên vì đau đớn. Thấy cháu khóc lóc, bà vội vàng xốc cháu dậy. Tưởng rằng va đập thông thường, bà nhanh chóng tìm cách cho cháu bé nín khóc bằng cách rung rung, dỗ dành.
Không ngờ em bé có biểu hiện lạ, cơ thể ngày càng yếu đi, người ngày càng lạnh dần. Lúc này bà mới vội vàng đưa đi bệnh viện, nhưng mọi chuyện đã muộn.
Bác sĩ cho biết, nguyên nhân do trẻ bị chảy máu trong sau khi bị ngã, lại cộng thêm việc bà rung lắc và không được điều trị kịp thời. Lúc này bà mới đau đớn tự tát vào mặt oán trách mình, nhưng mọi việc cũng đã quá muộn. Bà đâu ngờ việc làm của mình tưởng rằng tốt lại vô tình hại chết cháu.
Hành động rung, lắc trẻ để dỗ dành đã quá quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, nhiều người coi nó như một liều thuốc để dỗ dành trẻ nhỏ trong mọi trường hợp: trẻ không ngủ cũng rung cho ngủ, trẻ khóc cũng rung lắc dỗ dành. Ít ai biết rằng, hành động đơn giản và tưởng chừng hữu hiệu ấy lại có thể nguy hiểm đến cả tính mạng trẻ.
Lắc em bé là việc làm rất nguy hiểm. Đặc biệt khi não đã bị thương, lại tiếp tục bị rung lắc, không khác nào lửa đổ thêm dầu. Không chỉ vậy, việc rung lắc trẻ còn dẫn đến rất nhiều nguy cơ, như hội chứng rung lắc.
Rất nhiều phụ huynh, nhất là người lớn tuổi có thói quen rung lắc trẻ sơ sinh. Họ không biết rằng trẻ từ 0 – 6 tháng rất sợ rung động mạnh. Vì lúc này não của trẻ chưa phát triển đầy đủ, còn nhiều khoảng trống bên trong. Việc rung lắc trẻ quá nhiều sẽ dễ dẫn đến “Hội chứng rung lắc”. Nhất là khi trẻ bị vết thương do va đập trên đầu, xoa dịu trẻ bằng việc rung lắc có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng.
Ngoài ra điều này cũng gây ra thói quen xấu cho trẻ. Khi trẻ khóc, gia đình sẽ vội vàng bế bé lên rung lắc, dỗ dành. Dần dần nó sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, trẻ sẽ khóc cho đến khi được bế lên đung đưa.
Chú ý
Ngoài ra, để hạn chế những tình huống nguy hiểm do trẻ gặp chấn thương, cha mẹ cũng nên tạo một môi trường vui chơi an toàn, trong tầm kiểm soát. Luôn có người lớn trông trẻ, tốt nhất ở vị trí trong vòng 1 sải tay, để tránh gặp sự cố không chạy đến kịp. Ngoài ra cần chú ý không cho trẻ chơi ở các khu vực có góc nhọn, hoặc bao bọc cẩn thận, như cạnh bàn, vật sắc nhọn.
Ngoài ra, nếu trẻ vô tình bị đau đầu, dù chấn thương hay không, tốt nhất nên đưa đến bệnh viện kiểm tra.