Phụ Nữ Sức Khỏe

Dinh dưỡng phòng rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Những thay đổi về chế độ ăn trong những ngày giãn cách thể gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, cha mẹ cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để phòng ngừa những rối loạn có thể xảy ra.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng thay đổi hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa với các biểu hiện như đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón… làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Trong khi đó, hệ vi sinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện hoặc có các hoạt động không bình thường và dễ dàng bị rối loạn tiêu hóa.

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt, ít chất xơ, ít nước khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao, béo phì và lười ăn, không hấp thu dinh dưỡng.

Khẩu phần ăn hàng ngày không hợp lý dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Trẻ bị bệnh nếu sử dụng nhiều kháng sinh cũng khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương, dẫn tới rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dinh dưỡng.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường bị tiêu chảy cấp như đi phân lỏng 3 lần/ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Dấu hiệu này thường đi kèm với biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, sốt, chướng bụng ở trẻ. Táo bón cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, ít xơ, ít nước. Nếu trẻ có biểu hiện đi ngoài không thường xuyên, 2 - 3 ngày mới đi, phân khô, rắn, màu đen, cứng thì con đã bị rối loạn tiêu hóa.

Ăn thế nào khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với độ tuổi nhằm giúp cân bằng đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Cụ thể cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng sau:

Bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm chất gồm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Thực đơn cần phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Các món ăn phải đảm bảo an toàn, chế biến sạch, ăn chín uống sôi.

Chia nhỏ bữa ăn, không nên ép trẻ ăn.

Thức ăn cần nấu mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt.

Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Không cho trẻ ăn những thực phẩm cay nóng, khó tiêu, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu.

Dinh dưỡng hợp lý

Sữa mẹ là nguồn thức ăn chứa nhiều dưỡng chất cần cho trẻ, nhất là trẻ mới sinh cho đến 6 tháng tuổi. Sữa mẹ sẽ giúp ngăn ngừa mất nước khi bị tiêu chảy, làm mềm phân cho trẻ bị táo bón, đồng thời bổ sung các dưỡng chất và kháng thể giúp chống lại vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Do đó khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần, rút ngắn khoảng cách giữa các lần bú mẹ.

Với trẻ từ 6 12 tháng tuổi, ngoài bú mẹ trẻ đã ăn thêm một số thức ăn được cung cấp từ bột loãng rồi bột đặc có chất xơ, chất béo…

Để cải thiện rối loạn tiêu hóa thì mẹ không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo vì thực phẩm này có thể làm rối loạn trầm trọng hơn.

Trẻ trên 1 tuổi khi bị rối loạn tiêu hóa vẫn tiếp tục bú mẹ và cho ăn thêm cháo. Hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều đạm, ngọt vì khiến trẻ khó hấp thu, dễ bị táo bón, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu. Tăng cường cho trẻ uống nước và ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như trái cây, rau xanh. Nên cho trẻ ăn trái cây theo mùa, hạn chế trái cây, rau củ trái mùa vì nhiều chất bảo quản, có nguy cơ gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Nên cho trẻ ăn nhiều các loại thịt trắng, hải sản với lượng hợp lý vì thực phẩm này dễ hấp thu và tốt cho sức khỏe của trẻ.

Theo BS. Thanh Thủy/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

5 dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc trầm cảm cha mẹ chớ nên chủ quan

Đối với trẻ mắc bệnh trầm cảm, cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho con, quan tâm đến con...

Những dấu hiệu cho thấy con sắp chào đời, mẹ bầu cần biết để có sự chuẩn bị tốt nhất...

Ở những ngày cuối thai kỳ có nhiều mẹ bầu vào viện rất sớm, người thì đợi đến con sắp...

Ăn kiêng sau sinh theo kinh nghiệm dân gian có tốt không?

Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy rất lo lắng khi mới sinh con lần đầu tiên. Ăn uống như nào,...

Thấy rốn của con có những biểu hiện này bố mẹ nên đưa đi khám ngay trước khi quá muộn

Sức khỏe của trẻ giai đoạn sơ sinh vô cùng quan trọng, đôi khi những thay đổi nhỏ lại ảnh...

Dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ trong mùa dịch

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, do hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ mắc bệnh,...

Những thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ nhỏ, bố mẹ chăm con cần hết sức lưu tâm để...

Không phải thực phẩm nào bổ dưỡng cũng hoàn toàn tốt cho trẻ, vì hệ miễn dịch của trẻ còn...

Mẹ cho con xem điện thoại mà chưa lường trước được những tác hại không ngờ này, đừng chủ quan...

Ngày nay việc trẻ nhỏ tiếp xúc sớm với điện thoại di động không còn quá xa lạ ở nhiều...

Tin mới nhất

Bố ruột của Triệu Lộ Tư bất ngờ xuất hiện trong vlog của con gái, tính cách gây chú ý?

2 giờ trước

Dương Tử bất ngờ bị hiểu lầm là nữ chính Lâm Giang Tiên vì một sở thích 'kì quặc'?

2 giờ trước

Thương Lan Quyết kết thúc đã lâu, nhân vật 'Ma Tôn' của Vương Hạc Đệ vẫn giữ độ hot trong...

2 giờ trước

Sao nữ 'mê trai' của Vân Chi Vũ ẩn ý chuyện 'săn rồng con' với người yêu, chỉ đăng 3...

2 giờ trước

Độ nhạy thị giác giúp phát hiện sớm sự sụt giảm trí nhớ

3 giờ trước

Bình tĩnh... mua kem chống nắng

3 giờ trước

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương não

3 giờ trước

Bật mí một mẹo vặt đơn giản để biết chính xác nguyên nhân gây ra thâm quầng dưới mắt

4 giờ trước

Ngoài biotin, đây là nhóm chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng da, tóc, móng khoẻ mạnh

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình