Phụ Nữ Sức Khỏe

Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Trong thời gian bé bị tiêu chảy nên cho ăn các món mềm như cháo gạo trắng loãng, cháo cà rốt thịt nạc, cà rốt hầm nhừ, súp gà, khoai tây hầm nhừ.

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần mỗi ngày. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nhất là giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Người ta chia làm 2 loại: Một là tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày); Hai là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần.

Trẻ em mắc tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng, có thể dẫn tới tử vong do cơ thể mất đi một lượng nước và muối lớn. Để giúp bé phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng, cần cho ăn uống đầy đủ, càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn.

Trẻ bị tiêu chảy, nên cho ăn thực phẩm mềm, nhừ. Ảnh: News.

Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước bằng cách uống nhiều nước hơn bình thường với nước đun sôi để nguội, ORS (oresol) hoặc các dung dịch từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm… Lượng cần uống sau mỗi lần đi ngoài: Trẻ dưới 2 tuổi từ 50 đến 100 ml. Từ 2 đến 10 tuổi uống từ 100 đến 200 ml. 10 tuổi trở lên và người lớn thì uống theo nhu cầu.

Cách pha chế dung dịch dùng trong điều trị tiêu chảy:

- Dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột gói vào bình hay ấm tích nước sạch. Đong một lít nước sạch (hoặc lượng nước thích hợp với từng loại gói được dùng), tốt nhất là nước đun sôi để nguội, trong trường hợp không thể có được thì dùng nước nào sạch nhất. Đổ nước vào bình chứa và lắc kỹ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.

- Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần.

- Nước gạo rang muối: 50 g gạo (một vốc tay) rang vàng, cho 6 bát nước vào nấu nhừ lọc qua rá, nêm một thìa cà phê muối ăn rồi cho trẻ uống dần.

- Nước chuối, nước hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với một lít nước sôi để nguội kèm với một thìa cà phê gạt ngang muối ăn, cho trẻ uống dần.

- Súp cà rốt muối: Cà rốt 500 g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, rắc thêm một nhúm muối, đun sôi lại, cho trẻ uống dần.

Các loại thực phẩm nên dùng cho trẻ bị tiêu chảy là gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ vẫn tiếp tục bú bình thường và tăng số lần bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một với các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa… Lưu ý: Cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng năng lượng của khẩu phần.

Thức ăn dành cho trẻ bị tiêu chảy phải đảm bảo mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường. Nên cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì có thể làm tăng tiêu chảy.

Trong thời gian này nên tránh cho bé dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ khó tiêu hóa hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…). Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Cha mẹ nên khuyến khích con ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ nên cho ăn 6 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp bệnh nhi phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cho ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.

Lưu ý:

Nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn, cho ăn ít hơn và tăng thêm số bữa. Bé uống sữa bò mà tình trạng tiêu chảy nặng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có lactoza, sữa chua làm từ sữa pha.

Sau từ ngày thứ 5 trẻ bớt tiêu chảy thì quay dần về chế độ ăn uống bình thường. Bé bị mất nước phải đưa đến gặp bác sĩ hoặc cán bộ trạm y tế để điều trị sớm. 

Theo Vnexpress

Tin liên quan

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

Dưới đây là 10 chiến lược hiệu quả giúp phụ huynh hướng dẫn và hỗ trợ con cái phát triển...

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

Ca sĩ Võ Hạ Trâm tập các bài yoga nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng để phục hồi cơ sàn...

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

Sữa và thức ăn nhanh là 2 món mà bất cứ đứa trẻ nào cũng yêu thích. Tuy nhiên, nhiều...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

19 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình