Phụ Nữ Sức Khỏe

Diễn tiến nhiễm độc thủy ngân trong cơ thể người trải qua những giai đoạn nào?

Thủy ngân là một kim loại nặng có ánh bạc, được biết đến là một nguyên tố kim loại tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Khi bị nhiễm độc thủy ngân, con người có thể gặp phải rất nhiều hiểm họa sức khỏe khôn lường ở cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

Nhiễm độc thủy ngân là gì?

Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế): thủy ngân là kim loại lỏng, rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên và thường tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn của sinh vật, trong đó có con người.

Thủy ngân nguyên tố lỏng ít độc, nhưng hơi thủy ngân (không màu, không mùi), các hợp chất và muối của nó lại rất độc.

nhiem doc thuy ngan 6
Một trong những hợp chất độc nhất của nó là dimethyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài microlit rơi vào da đã có thể gây tử vong - Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn có thể tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì thủy ngân có thể tạo ra các hợp chất hữu cơ độc ngay bên trong cơ thể sinh vật. Khi các chất độc từ thủy ngân vào trong cơ thể có thể gây tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận.

Khi bị đổ ra khỏi vật chứa, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10 độ C.

Thủy ngân thường được giải phóng từ chất thải tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật...) hoặc có thể tích tụ trong chuỗi thức ăn, đi vào cơ thể người thông qua việc tiêu thụ cá, hải sản hoặc hít hơi thủy ngân trực tiếp, hay hấp thụ trên tóc.

Nhiễm độc thủy ngân gây bệnh gì?

Thủy ngân được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và rất nhiều các thiết bị khoa học khác. Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học, dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Đây là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải thủy ngân.

Khi hít phải hay nuốt phải thủy ngân vô cơ sẽ gây ngộ độc cấp, trong khi tiếp xúc với dạng hữu cơ như ăn phải cá chứa Hg thường gây ngộ độc mạn.

nhiem doc thuy ngan 5
Một khi vào cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới tất cả cá mô, bao gồm cả não bộ - Ảnh minh họa: Internet

Khi thủy ngân tấn công vào hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết sẽ ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng. Thủy ngân có nhiều độc tính trên hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, phổi, da… Sự phơi nhiễm này kéo dài có thể gây ra các tổn thương não, dẫn đến tử vong.

Nhóm đối tượng dễ bị nhiễm độc nhất là thai nhi khi người mẹ tiếp xúc với quá nhiều thủy ngân, gây tổn thương hệ thần kinh của thai, làm trẻ chậm phát triển tâm thần, rối loạn ngôn ngữ, gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, bại não, biến dạng chi.

Thủy ngân cũng truyền qua nhau thai đến thai nhi và não thai nhi. Đối tượng thứ hai là những người thợ làm việc trong các nhà máy than đá, khai thác kim loại, hoặc do ăn nhiều các loại cá, hàu có chứa thủy ngân.

Chứng bệnh Minamata - dạng ngộ độc thủy ngân liên quan đến việc các nhà máy đổ chất thải có chứa thủy ngân vào vịnh Minamata (Nhật) và gây nhiễm thủy ngân cho cá và hàu tại đây. Người dân vô tình ăn phải các loại hải sản này và ước tính có khoảng 50.000 người bị ảnh hưởng với các di chứng thần kinh như: liệt, lú lẫn, rối loạn thăng bằng…

Diển tiến của các dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân

Tùy thuộc dạng thủy ngân gây ngộ độc, khoảng thời gian tiếp xúc, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện khách quan khác mà biểu hiện nhiễm độc thủy ngân sẽ có nhiều diễn tiến khác nhau.

nhiem doc thuy ngan 4
Tùy thuộc dạng thủy ngân mà biểu hiện nhiễm độc thủy ngân sẽ có nhiều diễn tiến khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Giai đoạn đầu của nhiễm độc thủy ngân

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy nhiễm độc là hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, còn gọi là chứng dị cảm (paresthesia).

Giai đoạn tiếp theo

Khi đã tiếp xúc với thủy ngân trong một thời gian dài, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, bị phỏng niêm mạc miệng, thường xuyên đau bụng, buồn nôn, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý, viêm lợi...

Các triệu chứng này sẽ xảy ra khi con người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí vượt trên 50 microgram/m3 khí thở.

Giai đoạn cuối của nhiễm độc thủy ngân

Khi thủy ngân lắng đọng trong cơ thể quá lâu, tình trạng nhiễm độc thủy ngân nặng sẽ dẫn đến bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt, ớn lạnh, khó thở. Một vài triệu chứng khác gồm: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột... Trong một số trường hợp diễn tiến nặng hơn còn gây phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

Triệu chứng nhiễm độc thủy ngân cụ thể

Hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính

Bệnh nhân bị sốt, ớn lạnh, thở khó. Những triệu chứng khác: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng một tuần. Tuy nhiên một số trường hợp diễn tiến nặng hơn gây phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

Ngộ độc mạn do hít thủy ngân

nhiem doc thuy ngan 3
Ngộ độc thủy ngân có thể gây viêm lợi - Ảnh minh họa: Internet

Có tam chứng (3 triệu chứng) kinh điển: viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Đối với trẻ em thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, buồn bã.

Nuốt phải thủy ngân vô cơ (ví dụ nuốt pin)

Bị phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Sau đó vài ngày sẽ gây hoại tử ống thận cấp, suy thận, rối loạn nước điện giải và có thể tử vong.

Ăn thức ăn chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển gây ngộ độc mạn

Triệu chứng sẽ xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần. Biểu hiện: dị cảm, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn ngữ, thu hẹp thị trường (khả năng nhìn giảm), rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và tử vong.

Điều trị nhiễm độc thủy ngân

Ngộ độc thủy ngân chỉ nên điều trị đặc hiệu tại bệnh viện với các thầy thuốc có chuyên môn. Thủy ngân là một kim loại đặc biệt, vì vậy không nên áp dụng các biện pháp giải độc dân gian mà nên đưa ngay người bệnh đến viện.

Điều trị ban đầu ngộ độc thủy ngân cũng tương tự những ngộ độc khác, cần phải nhanh chóng đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn của bệnh nhân. Loại thải chất độc ở da bằng cách cởi bỏ quần áo nhiễm bẩn, rửa da, mắt nếu bị nhiễm.

Ngộ độc do nuốt thủy nhân tuyệt đối không nôn và cũng không rửa dạ dày, do nguy cơ thủng dạ dày và thủng thực quản. Không được dùng than hoạt do than hoạt không có tác dụng hấp phụ kim loại.

Trường hợp ngộ độc thủy ngân vô cơ cần được truyền dịch để ngăn ngừa trụy tim mạch. Nếu tổn thương niêm mạc hầu họng gây phù nề nhiều thì đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp.

nhiem doc thuy ngan 2
Ngộ độc thủy ngân chỉ nên điều trị đặc hiệu tại bệnh viện với các thầy thuốc có chuyên môn - Ảnh minh họa: Internet

Khi có triệu chứng toàn thân là dấu hiệu chỉ điểm cho sự chuyển đổi thủy ngân hữu cơ thành vô cơ trong cơ thể, phải được dùng thuốc giải độc đặc hiệu ngay.

Phòng ngừa nhiễm độc thủy ngân

Để ngăn ngừa ngộ độc thủy ngân, mọi người nên chú ý đến mức độ thủy ngân của môi trường nơi mình đang sinh sống. Vì những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe do phơi nhiễm thủy ngân, cần có những quy định giới hạn chất thải có thủy ngân ra môi trường sống, kiểm soát ngưỡng cho phép tiếp xúc với các dạng thủy ngân để phòng chống ngộ độc.

nhiem doc thuy ngan 1
Chú ý đến mức độ thủy ngân của môi trường nơi mình đang sinh sống - Ảnh minh họa: Internet

Phòng tránh trẻ nuốt thủy ngân tại nhà, các bậc phụ huynh cẩn thận với nhiệt kế thủy ngân: không đặt trên bàn hoặc đặt trong tầm nhìn, tầm tay của trẻ. Không cho trẻ chơi h với nhiệt kế. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, luôn bên cạnh quan sát trong suốt thời gian đo cho đến khi có kết quả nhiệt độ. Cất nhiệt kế trong tủ cao có khóa hoặc chốt cài cẩn thận.

Có thể thấy, thủy ngân là một trong những chất độc kim loại gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy việc trang bị cho bản thân và gia đình các kiến thức, kỹ năng nhận biết nhiễm độc thủy ngân để kịp thời xử trí là cách tốt nhất để bảo toàn tính mạng và sức khỏe.

Dược sĩ Đỗ Mai Thảo

Tin liên quan

Bà bầu uống sữa hạt nào tốt trong thai kỳ?

Khi mang thai, sữa bầu sẽ cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Ngoài ra, có rất nhiều...

Những lời khuyên 'đắt giá' khi bà bầu ăn bưởi để không gây hại cho con

Công dụng của bưởi với sức khỏe không có gì phải bàn cãi. Nhưng trong thời kỳ mang thai, mẹ...

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em - Căn bệnh chớ nên xem thường!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một trong những chứng bệnh phổ biến. Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn...

Tiêm phòng trước khi mang thai 'từ A đến Z' để sẵn sàng làm mẹ

Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp chị em bảo vệ cho sức khỏe của mình...

Dạy kỹ năng thoát hiểm cho bé giúp cứu nguy trong gang tấc

Có một sự thật là không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể ở bên cạnh để che chở,...

Đặt vòng tránh thai có đau không: Băn khoăn của hàng ngàn chị em phụ nữ đã có lời giải...

Chị em vừa mới kết hôn, vừa sinh con hay chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ thì có thể...

Mách nhỏ chị em các món ăn giúp mẹ có nhiều sữa, con bú no nê

Sau khi sinh con, nếu chế độ ăn uống của mẹ không phù hợp sẽ làm các vết thương khó...

Tin mới nhất

Đàn bà dại thương chồng, đàn bà khôn tự thương mình

5 giờ trước

Những "đặc quyền" chỉ phụ nữ khôn ngoan mới có, phụ nữ dại mơ cũng không được

5 giờ trước

Cực khổ 5 năm mới trả hết nợ cho nhà chồng, thấy bữa trưa của mẹ chồng tôi mới vỡ...

5 giờ trước

Biết tôi nằm viện, chồng cũ đến thăm kèm 1 tỷ nhưng tôi đuổi thẳng anh ta ra ngoài

5 giờ trước

Tôi đưa bạn gái tới ra mắt anh trai, trong bữa ăn cô ấy bất ngờ quỳ xuống xin một...

5 giờ trước

10 giờ đêm mới đi làm về, vừa hôn vợ, con trai liền nói một câu làm tôi tái mặt

1 ngày 4 giờ trước

Gọi 10 cuộc vợ không nghe, tôi lái xe vượt 100km về ngay trong đêm rồi hoảng hốt với cảnh...

1 ngày 4 giờ trước

Thấy chị dâu tương lai xin tiền anh trai ăn trưa, tôi khuyên bỏ gấp nào ngờ anh nói ra...

1 ngày 22 giờ trước

Mỗi tháng tôi biếu mẹ chồng 12 triệu, nhưng mẹ lại quý dâu út hơn, cho thím mảnh đất 1000m2

1 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình