Phụ Nữ Sức Khỏe

Diễn biến MỚI bất thường của cơn bão số 2: Toàn miền Bắc mưa to sau khi bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Hôm nay (23/7), bão số 2 đổ bộ đất liền khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh, trở thành cơn bão đầu tiên đổ bộ nước ta sau chuỗi ngày kỷ lục hơn 640 ngày không có bão.

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo thông tin từ báo Dân Trí, sáng 23/7, bão số 2 (tên quốc tế Prapiroon) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết lúc 7h, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9, di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc với tốc độ 5-10km/h.

Hình thái trên được dự báo tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực vùng núi Bắc Bộ trong những giờ tới. 

Ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, ngày 23/7, vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô) còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh.

Đường đi của bão số 2 kể từ khi còn là vùng áp thấp ngoài Biển Đông đến khi đổ bộ ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới - Ảnh: Báo Dân Trí

Sáng 23/7, khu vực ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; khu vực Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Bình có gió giật mạnh cấp 6.

Vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, biển ven bờ Quảng Ninh) độ cao sóng 2-3m. Chiều 23/7, ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cần đề phòng triều cường cao, làm chậm quá trình thoát lũ trên các sông, gây ngập tại khu vực trũng, thấp ven biển, ven sông.

Từ ngày 23/7 đến hết ngày 24/7, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa bước vào đợt mưa lớn trên diện rộng. Tổng lượng mưa phổ biến ở khu vực Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa dao động 70-150mm, có nơi trên 300mm/đợt; trong khi Tây Bắc Bộ và Nghệ An có thể hứng chịu lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 200mm/đợt. 

Bão số 2 "dị thường"

Theo thông tin từ báo Tiền Phong, thời điểm áp thấp nhiệt đới ở khu vực Giữa Biển Đông mạnh lên thành bão (sáng 21/7), ngoài khơi Philippines cũng có một cơn bão khá mạnh hoạt động là bão Gaemi. Các chuyên gia nhận định, sự tương tác giữa hai cơn bão này có thể xảy ra, vì thế đường đi của bão số 2 sẽ rất khó lường nhưng đây là cơn bão yếu với cường độ mạnh nhất khoảng cấp 8.

Tuy nhiên, sáng 22/7, sau khi ma sát với đảo Hải Nam của Trung Quốc, bão số 2 chỉ suy yếu một chút và nhanh chóng mạnh trở lại ngay trong sáng qua sau khi gặp các điều kiện rất thuận lợi ở vịnh Bắc bộ. Đến chiều qua (22/7), theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, bão đã đạt đến cường độ cấp 10, giật cấp 13, tăng hai cấp so với thời điểm đi vào đảo Hải Nam, trở thành cơn bão mạnh trên vịnh Bắc bộ.

Việc bão duy trì cường độ mạnh khiến cho vùng biển vịnh Bắc bộ (bao gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô) ghi nhận gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 13, biển động rất mạnh, sóng biển cao 2,5-4,5m. Trên đất liền khu vực Quảng Ninh-Hải Phòng có khả năng chịu tác động của gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10-11. Khu vực Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 5-6, có nơi cấp 7, giật cấp 8-9.

Bão số 2 gây mưa lớn cho các tỉnh miền Bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội - Ảnh minh hoạ: Báo Tiền Phong

Cơ quan khí tượng đặc biệt lưu ý, ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định trong chiều nay có triều cường cao. Thuỷ triều cao kết hợp với nước dâng do bão (mực nước tại Hòn Dấu cao từ 3,9-4,1m, tại Cửa Ông từ 4,7-4,9m) kèm theo sóng lớn có thể gây ngập tại khu vực trũng, thấp ven biển, ven sông và làm chậm quá trình thoát lũ trên các sông tại khu vực.

Một điểm nguy hiểm khác của bão số 2 là tốc độ di chuyển khá chậm. Từ khi đi vào vịnh Bắc bộ, bão số 2 di chuyển với tốc độ chỉ khoảng 5-10km. Dự báo khi đổ bộ đất liền, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2 tiếp tục di chuyển rất chậm. Do thời gian quần thảo trên vịnh Bắc bộ và trên đất liền kéo dài nên tác động của bão số 2 lớn hơn, nguy hiểm hơn.

Bão số 2 cùng với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông vào giữa tháng 7 và cơn bão số 1 vào cuối tháng 5 cho thấy, thiên tai ngày càng khốc liệt và dị thường khi các cơn bão/áp thấp nhiệt đới hình thành ngay tại Biển Đông với đặc điểm diễn biến nhanh, khó lường và thường ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền.

Lan Chi (t/h)

Tin liên quan

Vì sao người trẻ ngại họp lớp còn trung niên lại thích thú?

Có người nói bạn học cũ giống như rượu chát đắng trong miệng nhưng có dư vị ngọt ngào. Người...

4 kiểu người thích đi họp lớp, 3 kiểu có mời cũng không dự

Có những người vô cùng hứng thú với chuyện họp lớp, hội nào họ cũng có mặt nhưng lại có...

TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục tuổi kết hôn trung bình vượt mốc 30

Lần đầu tiên, tuổi kết hôn trung bình ở TP. Hồ Chí Minh vượt mốc 30, đây là mức kỷ...

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ 3 tác hại khi lạm dụng thuốc bổ và cách nhận biết

Chứng kiến đơn thuốc “dày đặc” thuốc bổ, PGS Nguyễn Lân Hiếu đã chỉ ra 3 tác hại khi lạm...

Vì sao đi bộ trên thang cuốn dễ xảy ra tai nạn?

Nhà sản xuất thang cuốn lớn của Nhật Bản khuyến cáo người dân không đi bộ trên thang cuốn nhằm...

1001 lý do người trẻ kết hôn muộn

Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực khiến người trẻ có xu hướng kết hôn muộn. Điều này không chỉ...

Sống nửa đời người để học cách làm 4 điều đơn giản trong cuộc sống

Ai cũng nghĩ trưởng thành chỉ là con số về tuổi tác nhưng càng sống mới nhận ra thực ra...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 1 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 1 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 16 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 16 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 16 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 20 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 20 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

2 ngày trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình