Phụ Nữ Sức Khỏe

Đề xuất người chuyển giới nam sinh con được hưởng chế độ thai sản

Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính đề xuất người chuyển giới nam được công nhận mà mang thai, sinh con thì hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội.

Họ cũng được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật... Thông tin này được các chuyên gia nêu tại Tọa đàm kinh nghiệm quốc tế và tham vấn Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, ngày 26/8.

Chuyển giới nam (trans man) là thuật ngữ chỉ một người là đàn ông nhưng khi sinh ra được xác định giới tính là nữ. Về mặt giải phẫu học, cơ thể người chuyển giới nam có tử cung, trứng, âm đạo của một người nữ nên có thể sinh con như phụ nữ bình thường. Tại Việt Nam đã có một số trường hợp người chuyển giới nam sinh con thành công.

Cũng theo dự thảo Luật chuyển đổi giới tính, người chuyển giới không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học, việc thực hiện can thiệp là hoàn toàn tự nguyện.

Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được định nghĩa là việc một người sử dụng nội tiết tố sinh dục và/hoặc phẫu thuật ngực và/hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục với mong muốn chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ cơ thể đang có giới tính sinh học hoàn thiện sang giới tính khác phù hợp với nhận diện giới của họ.

"Ngoài quyền được tự nguyện can thiệp y học, người chuyển giới không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện", bà Phạm Thị Hảo, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, nói.

Theo Bộ Y tế, ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới tại Việt Nam, song con số thực tế cao hơn rất nhiều bởi đa số giấu kín, chưa công khai. Người chuyển giới phải đối mặt với kỳ thị, định kiến, phân biệt đối xử trên nhiều bình diện (gia đình, trường học, công sở, khu vực công cộng, dịch vụ y tế/khám chữa bệnh...). Trung bình có khoảng 3 người gặp phải tình trạng trên trong vòng 12 tháng.

Gần 40% người tham gia một cuộc khảo sát của Bộ Y tế cho biết họ đã từng nỗ lực tự tử. Nỗi sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử cũng cản trở người chuyển giới tìm kiếm thông tin, dịch vụ liên quan tới chăm sóc sức khỏe khi họ mắc bệnh. 18% người sống chung với HIV và giang mai, 4% chưa từng xét nghiệm HIV, 42% cho biết đang có mức độ trầm cảm cao.

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cho biết Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc xóa bỏ kỳ thị đối với cộng đồng LGBT, như năm 2015, Bộ luật Dân sự được sửa đổi, đã công nhận quyền được chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên cá nhân nào được thực hiện chuyển đổi giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào được phép thực hiện chuyển đổi giới tính, quy trình chuyển đổi giới tính như thế nào, thủ tục công nhận người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch... thì chưa được quy định cụ thể.

"Do vậy, việc công nhận đối với người chuyển đổi giới tính hiện nay chưa được triển khai trong thực tiễn", bà Thúy nói và thêm rằng môi trường pháp lý cần được cải thiện để tạo thuận lợi cho họ trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế, việc làm.

Ở Việt Nam hiện nay rất ít người chuyển giới được pháp luật công nhận. Để được cho phép chuyển giới, họ phải được bác sĩ các bệnh viện theo chỉ định như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Nhi đồng... khám, xác định là cấu trúc cơ thể đặc thù của người chuyển giới, ví dụ ngoại hình nam nhưng có tử cung, hoặc nam có âm đạo. Những trường hợp này sẽ được bác sĩ tư vấn để chọn bản giới thật phù hợp với từng cá nhân và tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Sau chuyển giới thành công và có xác nhận của bác sĩ, họ được phép tiến hành các thủ tục sửa đổi thông tin cá nhân trên khai sinh và các giấy tờ tùy thân khác cho phù hợp bản giới đã thay đổi.

Hầu hết người chuyển giới tại Việt Nam tự ý sang Thái Lan phẫu thuật chuyển giới, nên khi về nước mặc dù ngoại hình giới tính thay đổi nhưng không thể sửa đổi thông tin cá nhân trên giấy tờ tùy thân. Điều này dẫn tới thực tế ngoại hình một người là nam/nữ nhưng giới tính trên giấy tờ là nữ/nam.

Trên thế giới, nhiều nước đã ban hành Luật chuyển đổi giới tính. Theo bà Lương Oanh, Cán bộ chương trình, UN Women Việt Nam, Pakistan đã bãi bỏ thông lệ kiểm tra y tế như một điều kiện để được công nhận giới tính hợp pháp. Na Uy đã bác bỏ cả chẩn đoán tâm thần và đánh giá tâm lý vì "bản thân mong muốn thay đổi giới tính pháp lý không nên là lý do để nghi ngờ về sức khỏe tâm thần của người đó".

Hay, theo luật của Argentina, người chuyển giới được đảm bảo hưởng y tế toàn diện, được tiếp cận các can thiệp phẫu thuật toàn diện hay bộ phận, và/hoặc được điều trị hormone toàn diện để thay đổi cơ thể, kể cả phẫu thuật cơ quan sinh dục, theo đúng bản dạng giới tự nhận thức, mà không cần yêu cầu sự cho phép về mặt pháp lý hay hành chính.

Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính đang ở giai đoạn xây dựng Hồ sơ đề nghị Dự án Luật. Cuối tháng 6, Bộ Y tế đã có Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề nghị Dự án Luật. Hiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật đã được lấy ý kiến thành viên Chính phủ và báo cáo tại Phiên họp thường trực Chính phủ tháng 8. Trong năm nay, Bộ Y tế tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Theo Lê Nga/VnExpress

Tin liên quan

Cộng đồng LGBT nói gì khi "đồng tính, song tính, chuyển giới không còn bị coi là một bệnh"?

Việc Bộ Y tế ban hành văn bản nêu rõ, đồng tính, song tính, chuyển giới không phải là một...

Cán bộ Cục QLTT Thanh Hóa hành hung bạn gái: Hành vi côn đồ, coi thường pháp luật?

Thấy bạn gái hát song ca với người bạn nam trong nhóm, L.T.N nổi cơn ghen vô cớ, hành hung...

Cô giáo trong đoạn chat 'lòng xào dưa' có vi phạm pháp luật?

Theo luật sư, nếu 2 người không chung sống với nhau như vợ chồng, khó có căn cứ xử phạt...

Luật sư nói gì về vụ học viên học lái xe gây tai nạn?

Vụ tai nạn do người học lái xe khiến bé gái tử vong khiến nhiều người tranh cãi về trách...

BV Ninh Thuận kỷ luật nhiều cá nhân để sai sót kết quả nồng độ cồn vụ nữ sinh lớp...

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã kỷ luật cảnh cáo Trưởng Khoa, Kỹ thuật viên trưởng và kỹ...

MỚI: Luật sư của bé V.A tiếp tục có kiến nghị khẩn đề nghị định tội danh giết người với...

Mới đây, luật sư Nguyễn Anh Thơm - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bé gái...

NÓNG: Luật sư của bé V.A thông báo diễn biến mới sau khi hoãn phiên tòa, nhắc tên trực tiếp...

Luật sư Nguyễn Anh Thơm - người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bé V.A (nạn nhân...

Tin mới nhất

Thử thách tìm 8 chú thỏ trong 13 giây: Nếu làm được chứng tỏ bạn có IQ cực cao và...

12 giờ trước

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Vàng SJC đà 'lao dốc' chưa dừng lại, giảm hơn 1 triệu đồng/lượng

16 giờ trước

Chỉ thiên tài mới tìm ra viên xúc xắc khác biệt trong bức ảnh này

16 giờ trước

Bà Nhân Vlog khoe ảnh cận mặt con gái con gái đầu lòng, xúc động gọi con bằng cụm từ...

16 giờ trước

Học sinh lớp 12 bắt đầu thử nghiệm đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến

17 giờ trước

"Cháy" vé máy bay dịp nghỉ lễ: Có một cách "săn" vé giá rẻ bất ngờ, chỉ 1,5 triệu đồng/vé...

22 giờ trước

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

22 giờ trước

Miền Bắc mưa dông, Trung Bộ và Nam Bộ nắng nóng gia tăng

22 giờ trước

“Nắm đằng chuôi" để tránh quấy rối tình dục nơi công sở

1 ngày 12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình