Phụ Nữ Sức Khỏe

Đau xương bàn chân: Những điều cần biết và cách điều trị giúp bạn nhanh bình phục

Thuật ngữ đau xương bàn chân dùng chung cho những bệnh về xương khớp ở vùng bàn chân. Đây là một bệnh phổ biến, tuy nhiên nhiều người chưa hiểu hết về nó cũng như cách điều trị phù hợp.

Những bệnh liên quan đến xương khớp là nỗi lo không của riêng ai, có những chứng bệnh không nguy hiểm nhưng lại rất phiền toái vì cơn đau khiến ta khó tập trung vào công việc. Một trong số đó là chứng đau xương bàn chân. Đây là tập hợp của rất nhiều loại bệnh xương khớp gây ra ở khu vực bàn chân như đau xương mu bàn chân, đau xương lòng bàn chân...

Bệnh phổ biến với những người di chuyển nhiều bằng chân hoặc đứng trên các bề mặt cứng, gồ ghề. Bệnh không có giới hạn độ tuổi, nên bất cứ ai cũng có thể mắc phải nếu không chú ý bảo vệ bàn chân của mình. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, nguyên nhân và cách phòng tránh.

Dau xuong ba chan 1
Đau xương bàn chân là một căn bệnh khá phổ biến - Ảnh minh họa: Internet

Đau xương bàn chân là bệnh gì?

Đau xương bàn chân chỉ sự viêm nhiễm, sưng ở vùng bàn chân hoặc các khu vực xung quanh bàn chân. Ở mọi độ tuổi căn bệnh này đều có thể xảy ra, nên việc hiểu biết để phòng tránh là luôn cần thiết đối với tất cả mọi người.

Đau xương bàn chân có nhiều nguyên nhân, do đi giày cao gót quá lâu hoặc gây nhiều áp lực lên bàn chân do đứng nhiều hoặc vận động thể thao quá sức, gây rạn xương hoặc sưng viêm.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân do bệnh lý hoặc cơ địa như viêm bao hoạt dịch hay viêm khớp dạng thấp, cũng có thể xảy đến với người có ngón chân dị dạng hình búa hay bàn chân phát triển kỳ dị.

Dau xuong ba chan 2
Đi giày cao gót quá lâu là một trong những nguyên nhân gây đau xương bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng của đau xương bàn chân

Người bệnh cần nhận biết được các triệu chứng để có thể dễ dàng phòng tránh cũng như chữa trị kịp thời.

  • Đau nhức vùng bàn chân hoặc gần gót chân
  • Đau khi đứng hoặc chạy nhảy
  • Có cảm giác tê ở các ngón chân

Các dạng của đau xương bàn chân

Đau xương bàn chân phân ra nhiều dạng, sẽ được liệt kê phía dưới đây bao gồm nguyên nhân và các biến chứng:

Đau xương lòng bàn chân: Tương tự như các nguyên nhân đã nêu trên, lòng bàn chân bị viêm do cơ địa hoặc tuổi tác, thừa cân hoặc các bệnh lý đến từ việc không giữ gìn sức khỏe cẩn thận.

Bên cạnh đó, mụn cóc hoặc vết sạn da ở lòng bàn chân cũng là một nguyên nhân lớn gây đau nhức, lâu dần sẽ ảnh hưởng xương khớp. Đau xương lòng bàn chân có thể dẫn đến các biến chứng như đau ụ ngón chân hoặc hội chứng ống cổ chân.

Dau xuong ba chan 3
Đau xương lòng bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

Đau xương bàn chân trái và phải: Đau xương hay đau khớp bàn chân có thể đến từ gãy xương do vận động, viêm nhiễm hoặc cứng khớp. Việc tăng cân cũng chèn ép lên bàn chân gây đau nhức xương bàn chân trái cũng như xương bàn chân phải. Thời tiết thay đổi quá lạnh hoặc quá nóng cũng gây các bệnh về xương khớp, nhất là xương bàn chân.

Đau xương mu bàn chân: Có nhiều nguyên nhân gây đau xương mu bàn chân. Trong đó viêm hoạt mạc lớp dưới sên hay còn được gọi là viêm xoang cổ chân là hiện tượng hiếm gặp nhưng đặc trưng khi đau xương mu bàn chân.

Ngoài ra, các bệnh lý gây ra đau xương mu bàn chân còn có thể do bệnh gút, gai xương, bệnh lý thần kinh ngoại biên, rối loạn chức năng thần kinh mác,…

Dau xuong ba chan 4
Các chứng đau xương bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

Cách phòng ngừa và điều trị viêm khớp bàn chân

Viêm khớp bàn chân hay đau xương bàn chân là một bệnh lý phổ biến, có nhiều cách để chữa trị, quan trọng nhất là phát hiện sớm với các biểu hiện của nó để bệnh nhanh chóng khỏi.

Thời gian nghỉ ngơi thư giãn cho bàn chân là vô cùng cần thiết. Bởi nguyên nhân chính gây ra đau xương bàn chân là do bản thân bệnh nhân không chú trọng bảo vệ sức khỏe, làm việc quá sức buộc bàn chân phải chịu áp lực lớn gây tổn thương.

Khi nghỉ ngơi, lấy đá chườm hoặc ngâm chân trong nước nóng sẽ giúp các cơ và mô được thả lỏng, điều hòa máu lưu thông. Nước ngâm chân có thể được pha bằng các loại thuốc lá, nước muối, quả bồ kết,…

Dau xuong ba chan 5
Ngâm chân là một giải pháp trị liệu đau xương bàn chân hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Giảm bớt các hoạt động thể thao hay vận động đi lại nhiều. Thay vào đó, nằm nghỉ hoặc ngồi, kết hợp các tư thế vận động. Bên cạnh đó, dùng các loại giày có đệm lót tốt, êm chân để tránh những tác động mạnh gây tổn thương bàn chân. Dùng thêm băng đa buộc hoặc miếng dán nóng lạnh để kiểm soát cơn đau.

Xoa bóp kết hợp thuốc, dầu gió làm giãn các khối cơ, ít nhiều giảm được đau nhức bàn chân.

Bên cạnh việc tự trị liệu bằng các tác động vật lý thông thường tại nhà, bạn cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Hãy tới các phòng mạch để được tư vấn về liệu trình, thuốc sử dụng cũng như kế hoạch sinh hoạt sao cho khoa học.

Lời khuyên của chuyên gia phù hợp với bạn sẽ giúp cho quá trình chữa bệnh được nhanh chóng và đỡ tốn kém hơn.

Dau xuong ba chan 6
Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám chữa đáng tin cậy - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng đau xương bàn chân là căn bệnh phổ thông, dễ chữa nhưng không nên chủ quan. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy luôn ý thức bảo vệ đôi bàn chân của mình.

Mỗi người đều là những bác sĩ tuyệt vời vì không ai hiểu bạn bằng bản thân bạn, để phát hiện, nhận biết những thay đổi bất ổn của cơ thể và tìm cách điều trị. 

Cúc Nguyễn

Tin liên quan

Ngáy ngủ thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo 7 căn bệnh nguy hiểm này

Ngáy ngủ là điều mà mọi người đều gặp phải và rất phổ biến. Nhưng nếu như tình trạng này...

Bệnh thủy đậu cần kiêng gì để mau chóng hồi phục?

Bệnh thủy đậu kiêng gì để mau khỏi bệnh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ...

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ: Biết sớm hôm nay để tính mạng không bị đe dọa

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của tàn tật và tử vong trên toàn thế giới. Việc nắm rõ...

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đây...

Nốt lạ trong miệng cảnh báo dấu hiệu ung thư lưỡi

Đối với ung thư lưỡi, chúng ta có thể nhận diện sự xuất hiện của nó ngay từ những dấu...

Răng khôn mọc lệch ra má: Nên xử lý thế nào?

Thông thường mỗi người có từ 0 – 4 chiếc răng khôn mọc vào độ tuổi trưởng thành. Trường hợp...

Bốn thói xấu gây tổn thọ

Người chỉ số BMI bình thường nhưng số đo vòng eo lớn hơn 88 cm có nguy cơ chết sớm...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình