Phụ Nữ Sức Khỏe

Đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai là dấu hiệu của bệnh gì?

Bà bầu đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai có làm sao không là vấn đề được nhiều sự quan tâm của các mẹ bầu khi gặp phải những cơn đau bụng hành hạ, không rõ nguyên nhân. Vậy bà bầu đau bụng trên bên trái khi mang thai là do đâu và phải xử lý như thế nào? Hãy cùng Phụ Nữ Sức Khỏe tìm hiểu qua bài viết sau.

Đau bụng bên trái phía trên khi mang thai là như thế nào?

Khi mang thai bà bầu thường có các biểu hiệu đau bụng, lúc phía trên bên trái, lúc lại bên phải hoặc đau bụng dưới. Ngoài cảm giác đau đớn thì khi bị đau bụng trên bên trái còn mang lại cho bà bầu những cảm giác bất an và thường suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực.

dau bung tren ben trai khi mang thai 6
Bà bầu đau bụng bên trái không phải tất cả đều nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, trên thực tế thì bà bầu đau bụng bên trái không phải tất cả đều nguy hiểm mà tùy vào từng trường hợp. Chính vì vậy, chị em cần tìm hiểu về nguyên nhân gây đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai là việc cần thiết.

Các nguyên nhân làm mẹ bầu đau bụng trên bên trái

Đau do sinh lý bình thường của thai kỳ

Vào những tháng đầu của thai kỳ, những cơn đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai là do hợp tử tạo thành giữa tinh trùng và trứng, di chuyển và bám vào tử cung để làm tổ và bắt đầu sinh trưởng phát triển nhanh hơn.

Đây là trường hợp rất bình thường và bất cứ mẹ bầu nào cũng phải trải qua trong quá trình ốm nghén hoặc trong tam cá nguyệt đầu tiên. Chính vì vậy, bà bầu khi bị đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai trong trường hợp này thì không có gì phải lo lắng. Việc cần làm là chăm sóc sức khỏe thật tốt và ăn uống ngủ nghỉ đầy đủ để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất.

Tử cung phát triển

dau bung tren ben trai khi mang thai 5
Những cơn đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai là do hợp tử tạo thành giữa tinh trùng và trứng - Ảnh minh họa: Internet

Thai nhi lớn dần lên điều đó đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ sẽ phải nở rộng và gây ra những chèn ép, áp lực lên đường ruột. Tình trạng này khiến mẹ bầu có thể thấy xuất hiện hiện tượng buồn nôn và đau bụng trên bên trái. Mẹ bầu không cần quá lo lắng vì đó là dấu hiệu bình thường của một chu kỳ mang thai

Căng da

Thai phát triển khiến tử cung to ra kéo theo da vùng bụng căng lên. Nếu sản phụ chỉ cảm thấy da bị ngứa và cảm thấy căng và đau bụng trên bên trái, ở bên ngoài chứ không phải sâu trong bụng thì đây có thể là triệu chứng của da căng khi mang thai.

Nhẹ nhàng mát xa vùng bụng, thoa kem dưỡng da và tắm nước ấm có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do căng da gây ra.

Trào ngược dạ dày thực quản

Chứng ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 17% đến 45% phụ nữ khi mang thai. Một hormone thai kỳ được gọi là progesterone có thể gây trào ngược axit và ợ nóng.

dau bung tren ben trai khi mang thai 4
Chứng ợ nóng là một triệu chứng phổ biến - Ảnh minh họa: Internet

Khi thai nhi phát triển gây áp lực lên đường tiêu hóa có thể làm cho tình trạng trào ngược axit này trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, nhiều sản phụ bị trào ngược axit khi nằm.

Đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai có thể là do trào ngược axit nếu cơn đau kéo dài lên ngực và cổ họng với cảm giác nóng rát. Để giải quyết tình trạng này, sản phụ có thể sử dụng một số thuốc uống trị chứng ợ nóng mà không cần kê đơn, ăn các bữa ăn nhỏ hơn và lựa chọn chế độ ăn ít axit có thể cải thiện triệu chứng.

Táo bón hoặc đầy hơi

Tình trạng táo bón, đầy hơi cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng trên bên trái. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ như súp lơ, các loại đậu, bí ngô... để cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.

Đồng thời, việc uống nhiều nước sẽ giúp lợi tiểu, hạn chế được nguy cơ khó tiêu ở mẹ bầu. Ngoài nước lọc, bà bầu có thể uống thêm nước dừa, nước mía nhưng không nên uống quá nhiều

Viêm đại tràng

dau bung tren ben trai khi mang thai 3
Các cơn co thắt tử cung do chuyển dạ thực sự thường bắt đầu ở phía trên tử cung - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý khi thấy phần bụng trên thường đầy hơi, đau tức bụng… khi đó mẹ phải lập tức phải đến bệnh viện để xác định xem mình có bị bệnh viêm đại tràng hay không.

Các cơn co thắt

Các cơn co thắt tử cung do chuyển dạ thực sự thường bắt đầu ở phía trên tử cung, ứng với đau bụng trên bên trái, bên phải hoặc cả vùng bụng, điều này gây ra cảm giác thắt chặt dữ dội và ngày càng đau hơn. 

Sản phụ cảm thấy các cơn co thắt bắt đầu từ đỉnh bụng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ. Do đó, sản phụ hoặc người thân cần đi ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Bong nhau thai sớm

Khi bất ngờ bị những cơn đau bụng trên tấn công, các mẹ bầu hãy nghĩ đến vấn đề bong nhau thai sớm. Nếu thai phụ bị bong nhau thai ở mức độ nhẹ thì âm đạo sẽ xuất hiện một chút máu và đi kèm với nó là hiện tượng đau nhẹ vùng bụng trên, có thể bên trái hoặc bên phải.

Nếu bong nhau thai ở mức độ trung bình, lượng máu âm đạo ra nhiều hơn, khoảng hơn 400ml và cơn đau bụng cũng nặng hơn. Đặc biệt nếu đau bụng dữ dội và lượng máu mất đi khá nhiều thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay vì đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một vấn đề vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi. Những mẹ bầu bị cao huyết áp, có lượng protein trong nước tiểu, mặt, chân tay bị phù nề… thường có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn.

dau bung tren ben trai khi mang thai 2
Tiền sản giật là một vấn đề vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Nếu nhận thấy những cơn đau bụng trên bên trái hoặc bên phải bất ngờ xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như đau đầu dữ dội, thị giác bị thuyên giảm, luôn có cảm giác buồn nôn và nôn thì mẹ bầu cần đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đến phòng cấp cứu hoặc gọi ngay cho nhân viên y tế nếu:

dau bung tren ben trai khi mang thai 1
Khi có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt - Ảnh minh họa: Internet

Đau bụng trên dữ dội, đặc biệt nếu đau ở bên trái hoặc nếu đau không thể chịu được

Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo

Các cơn co thắt tử cung gây đau bụng xảy ra đều đặn

Đau bụng và sốt

Các triệu chứng của huyết áp cao, chẳng hạn như chóng mặt, khó thở, đau đầu hoặc mệt mỏi nhiều.

Cách chữa đau bụng trên bên trái

Khi gặp phải tình trạng đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai, bà bầu có thể xử lý bằng cách:

Áp dụng các biện pháp giảm đau

Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, tốt nhất là nên dùng vải bông hoặc vải mềm để tránh quần áo cọ xát vào bụng.

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh bị đầy bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc dùng túi nước ấm chườm nhẹ lên vùng bụng trên gần ngực, tránh chườm trực tiếp để giảm đau.

Nằm nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc lo lắng quá mức.

Có thể uống nhiều nước và thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để xoa dịu cơn đau.

Gặp bác sĩ

Nếu bạn bị đau bụng trên bên trái khi mang thai, cơn đau thường xuyên xuất hiện kèm theo nhiều biểu hiện bất thường thì nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám vì tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Do đó, nếu không được kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu thấy vùng bụng bị viêm đỏ, đau dữ dội hoặc có vết nứt da bụng phải nhanh chóng thăm khám bác sĩ.

Những lưu ý khi mang thai bị đau bụng trên bên trái

Nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, chú trọng thức ăn lỏng dễ tiêu và hạn chế thực phẩm cay nóng nhiều gia vị. Uống đủ nước và ăn chất xơ để hạn chế táo bón.

Mẹ tuyệt đối không được dùng thuốc khi chưa được bác sĩ tư vấn.

Kiêng quan hệ vợ chồng trong giai đoạn đầu thai kỳ bởi nó có thể làm giảm đau bụng. Mặc dù chuyện  ấy không hề gây hại cho mẹ bầu nhưng nó làm gia tăng cơn co thắt và gây đau bụng.

Cần bổ sung đủ dưỡng chất, chăm sóc thật tốt cho cơ thể tránh tình trạng thai nhi phát triển không khỏe mạnh, suy dinh dưỡng, còi xương do hệ tiêu hóa của mẹ rối loạn.

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai. Cơn đau có thể do các yếu tố không nguy hiểm nhưng đôi khi là do các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Vì vậy mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay nếu cảm thấy không ổn.

Thảo Đỗ

Tin liên quan

Những điều cần biết về bệnh béo phì ở trẻ em

Cuộc sống hiện đại với điều kiện sống tốt kéo theo việc được ăn uống quá mức so với nhu...

Dạy trẻ thông minh từ sớm, cha mẹ chớ bỏ qua 4 điều quan trọng này

Qua nghiên cứu, các chuyên gia cho biết 4 điều cơ bản dưới đây sẽ giúp cha mẹ nuôi dạy...

Hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi?

Hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai thường khiến các mẹ hoang mang lo lắng vì sợ ảnh...

Xu hướng phụ nữ có thai ngày càng muộn hơn

Việc sinh con đang trong xu thế bị trì hoãn ở nhiều nước, độ tuổi sinh con đầu tiên...

Tác dụng của quả cherry đối với bà bầu khiến mẹ phải tìm mua ngay

Khi nói đến giá trị dinh dưỡng cao, cherry gần như đứng đầu trong bảng xếp hạng các loại trái...

Mang thai, tăng mấy cân là đủ?

Nguyễn Ngân (23 tuổi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) hỏi: "Cháu mang thai con đầu lòng được hơn 3...

Bơi lội trong thai kỳ: Những điều mẹ cần biết để giữ an toàn cho bé

Bơi lội giúp chúng ta thư giãn cả về tinh thần lẫn thể chất. Nếu bạn là người thường xuyên...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

11 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

11 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

11 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 2 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 2 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 2 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 6 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình