Phụ Nữ Sức Khỏe

Đau khớp khi mang thai và cách giảm đau

Mặc dù cơn đau khớp có thể xảy ra ở bất cứ đâu hoặc bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nhưng nó có nhiều khả năng xảy ra trong giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ.

1. Các vùng đau khớp thường gặp khi mang thai

Phụ nữ có thể cảm thấy đau khắp người, nhưng một số vùng trên cơ thể sẽ bị đau khớp nhiều hơn khi mang thai:

Đau khớp hông: Các khớp giữa vùng xương đuôi và xương chậu đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể qua khung xương chậu.

Đau thắt lưng hoặc lưng dưới: Đau thắt lưng hoặc lưng dưới được kích hoạt bởi các dây chằng vùng xương chậu.

Đau đầu gối: Một số người bị đau khớp gối do tăng cân.

Đau xương mu, khớp xương chậu: Bạn có thể cảm thấy đau ở vùng xương chậu ở trung tâm phía trước của xương mu, ở lưng dưới hoặc vùng đáy chậu. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng hơn được gọi là rối loạn chức năng xương mu giao cảm.

2. Nguyên nhân đau khớp khi mang thai

Đau khớp khi mang thai là sự kết hợp của một số yếu tố, bao gồm giãn dây chằng do hormone relaxin, tăng trọng lượng ở chi dưới, sự thay đổi tư thế xảy ra để phù hợp với thai kỳ,

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau khớp khi mang thai.

2.1 Tử cung đang phát triển gây đau khớp khi mang thai

Khi tử cung của thai phụ mở rộng, nó làm dịch chuyển trọng tâm của cơ thể đồng thời kéo căng ra và làm yếu cơ bụng. Sự thay đổi trọng tâm này tạo ra căng thẳng và đau thắt lưng ở một vị trí khác so với những gì phụ nữ nhận thấy trước khi mang thai.

2.2 Tăng cân cũng là nguyên nhân gây đau khớp khi mang thai

Thai phụ tăng cân là một trong những nguyên nhân gây đau khớp khi mang thai.

Tăng cân không chỉ xảy ra trong bụng, khi tử cung mở rộng, các bộ phận khác của cơ thể cũng vậy. Tăng cân, đặc biệt là xung quanh hông, gây căng thẳng hơn cho xương và khớp của bạn, gây đau ở những vùng quanh hông khi bạn ngủ, ngồi hoặc đi bộ.

2.3 Hormone thai kỳ

Nguyên nhân chính gây đau hoặc mềm dây chằng khớp là do các hormone thai kỳ relaxin và progesterone. Relaxin là một loại hormone mà cơ thể tiết ra khi mang thai, nó gây ra sự gia tăng sự lỏng lẻo của dây. Khi điều này xảy ra, một số khớp xương mất đi sự ổn định bình thường, khiến họ cảm thấy lỏng lẻo khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, thai phụ có thể bị đau lưng khi cơ thể tiết ra chất relaxin để mở rộng khung xương chậu. Điều này làm cho các khớp trở nên đàn hồi hơn, dẫn đến vùng đó bị đau. Sự mềm mại của các dây chằng vùng chậu cho phép sự dịch chuyển của xương chậu để cho phép thai nhi đi qua ống sinh.

2.4 Các vấn đề về tư thế

Mang thêm trọng lượng về phía trước của cơ thể sẽ làm thay đổi tư thế. Khi thai nhi lớn lên, thai phụ sẽ nhận thấy sự phân bổ lại trọng lượng xung quanh bụng của mình. Điều này có thể dẫn đến đau ở hông và lưng dưới.

2.5 Nguyên nhân khác

Trường hợp ít phổ biến hơn nhưng đáng lo ngại hơn là kiểu chứng di căn xương mu. Khi điều này xảy ra, xương mu tách ra trong khi mang thai hoặc trong khi sinh, điều này có thể gây ra những cơn đau đáng kể cũng như đi lại khó khăn.

3. Giảm đau khớp khi mang thai

Tư thế ngủ rất quan trọng cải thiện đau khớp khi mang thai.

Đau khớp gây nhiều khó chịu, đặc biệt là khi mang thai. Tuy nhiên, có một số cách an toàn để giúp thai phụ giảm đau khớp khi mang thai:

Chỉnh sửa các chức năng tư thế: Điều chỉnh rối loạn chức năng tư thế để giảm căng khớp, đảm bảo đủ độ linh hoạt và sức mạnh xung quanh các khớp bị ảnh hưởng. Ngoài việc chỉnh sửa tư thế, bác sĩ cũng xem xét những khớp nào đang bị căng và phát triển một chương trình phục hồi chức năng cụ thể cho nhu cầu của thai phụ.

Sử dụng băng quấn bụng: Nên đeo băng quấn bụng, bắt đầu từ giữa đến cuối thai kỳ để hỗ trợ vùng bụng. Điều này có thể giúp giảm đau lưng dưới cũng như đau dây chằng tròn, không nhất thiết liên quan đến khớp.

Đau dây chằng tròn xảy ra khi các dây chằng nâng đỡ tử cung căng ra. Điều này có thể gây đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vùng hông.

Tập luyện đều đặn: Thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên khi mang thai có thể giúp thai phụ giữ được vóc dáng cân đối, giữ cho cơ bắp chắc khỏe và giảm đau khớp. Thai phụ càng di chuyển, vận động nhiều trong suốt thai kỳ, thì càng ít bị đau khớp hơn. Đối với tất cả các loại đau khớp, thai phụ nên tập yoga trước khi sinh, tập Pilates trước khi sinh và bơi lội. Nếu tập được cả ba hình thức yoga, pilates, bơi lội trong suốt thai kỳ thì càng tốt cho khớp.

Thay đổi tư thế ngủ: Nếu lưng dưới gây đau, nên ngủ nghiêng và kê một chiếc gối giữa hai chân.

Chườm nóng: Tắm nước ấm có thể giúp thai phụ nhẹ nhõm hơn, cũng như một miếng đệm nóng đặt trên hông, đầu gối hoặc lưng dưới của thai phụ (không chườm nóng trực tiếp vào bụng bầu).

Masage trước khi sinh: Massage nhẹ nhàng trước khi sinh có thể giúp giảm đau nhức cơ do đau khớp.

Cân nhắc dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng ngắn hạn thuốc không kê đơn (OTC) như acetaminophen để giúp kiểm soát cơn đau khớp khi mang thai.

Tuy nhiên, thai phụ không nên sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen trong 3 tháng cuối thai kỳ vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Lưu ý, luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc không kê đơn trong thời kỳ mang thai.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ ?

Thai phụ có thể tư vấn bác sĩ nếu cơn đau khớp tăng dần, ngăn cản thực hiện các hoạt động thường xuyên dẫn đến các triệu chứng khác. Nhưng ngay cả khi cơn đau không nghiêm trọng, thai phụ vẫn nên đến khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Khi có dấu hiệu đau khớp, thai phụ nên đi khám và theo hướng dân điều trị của bác sĩ.
Theo Bác sĩ Hồng Nga/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

4 sai lầm của bố mẹ khiến con bạn không phát triển được chiều cao tối đa

3 giai đoạn vàng giúp phát triển chiều cao vượt trội của trẻ bao gồm: giai đoạn bào thai, 0-3...

Những việc bố mẹ nên hướng dẫn trẻ để giúp con có đường hô hấp khỏe mạnh, phòng tránh các...

Trong thời gian dịch bệnh tấn công việc giúp con có đường hô hấp khỏe mạnh, sức đề kháng tốt...

Bí quyết cho bé ăn dặm giúp con cung cấp đủ sức đề kháng lại phát triển trí não một...

Nếu biết cách cho trẻ ăn dặm mẹ vừa khỏe lại giúp con bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trước khi con 12 TUỔI cha mẹ bắt buộc phải rèn những THÓI QUEN này: Nếu không tương lai thành...

Người ta nói rằng những thói quen tốt có lợi cho cả cuộc đời và những thói quen xấu sẽ...

Chuyện mẹ bầu dùng mì ăn liền dưới góc nhìn chuyên gia

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh khẳng định mẹ bầu có thể sử dụng mì ăn liền, kết hợp một số thực...

Vì sao sắt quan trọng với phụ nữ? Các thực phẩm bổ sung sắt cho bé và bà bầu

Sắt là một khoáng chất phục vụ một số chức năng quan trọng trong cơ thể. Bà bầu và trẻ...

8 hành động của cha mẹ khiến trẻ bị tổn thương

Những hành động, lời nói chỉ trích, sự áp đặt, kiểm soát của cha mẹ có thể khiến trẻ cảm...

Tin mới nhất

Trước khi công khai con gái, Bảo Anh từng bị soi rõ 3 'vết tích' trên vòng 2 'tố cáo'...

5 giờ trước

HKT hội ngộ đầy đủ sau nghi vấn cạch mặt, gây sốt khi tái hiện lại bức ảnh 'huyền thoại'...

5 giờ trước

Quang Lê và Hà Thanh Xuân như cặp đôi mới cưới đi tuần trăng mật, vua cá Koi có động...

5 giờ trước

Ngọc Trinh và Vũ Khắc Tiệp chính thức 'nghỉ chơi': Tình bạn gần 2 thập kỷ đã 'toang', nguyên do...

5 giờ trước

Lâm Tâm Như diện mốt giấu quần ở tuổi U50, nhan sắc ra sao mà 'gây bão' cõi mạng?

5 giờ trước

Anh ruột tài năng, ít người biết của Bằng Kiều đau đớn vì căn bệnh nhiều người Việt mắc phải,...

5 giờ trước

Sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến bệnh hô hấp mãi gia tăng, nhất là điều số 3 cần...

5 giờ trước

Uống bao nhiêu rượu có thể gây hại cho gan?

5 giờ trước

Ngừa bệnh thường gặp do nắng nóng

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình