Sau sữa mẹ, ăn dặm là bước đệm đầu đời giúp trẻ phát triển và hoàn thiện khả năng ăn uống, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển toàn diện một cách khỏe mạnh và đầy đủ nhất. Vì vậy các bậc phụ huynh cần chuẩn bị thực đơn cho trẻ từ những ngày đầu tiên.
Cho bé ăn theo nguyên tắc vị và lượng
Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết đến loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, ở giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt. Để giúp bé thích nghi dần với thức ăn thô và hấp thu tốt hơn, các bậc phụ huynh nên đáp ứng đủ các nguyên tắc sau đây.
Từ vị ngọt đến vị mặn: Những ngày đầu bé ăn dặm, mẹ nên dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách cho bé ăn dặm từ các món có vị ngọt trước nhé, chẳng hạn như bột ngọt có vị sữa , bé sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị sữa quen thuộc. Sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá…
Từ loãng đến đặc: Để dạ dày bé làm quen với thức ăn thô, mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với bột loãng và dần dần tăng độ đặc lên theo khả năng thích ứng của bé.
Từ ít đến nhiều: Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên 1/3 chén, rồi đến nửa chén… Cách ăn dặm như thế này sẽ nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa còn non nớt, giúp bé dễ hấp thu mà vẫn cung cấp năng lượng cùng các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé.
Một số lưu ý khi mẹ cho con ăn dặm
Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ và cho con ăn đúng cách, mẹ cần có kiến thức về dinh dưỡng, phương pháp chế biến thức ăn, cách cho con ăn hợp lý về không gian thời gian.
Hiểu được nhu cầu và tính cách của từng trẻ để có phương pháp phù hợp. Tránh tình trạng cho trẻ ăn theo công thức chung mà không quan tâm đến sức khỏe, nhu cầu, tính cách của bé.
Khi chăm sóc trẻ cần hiểu được tầm quan trọng, vai trò các thành phần dinh dưỡng trong khẩu ăn cho bé. Hiểu được những dấu hiệu trẻ có nhu cầu ăn dặm.
Nắm được những nguyên tắc cơ bản của việc chế thức ăn để tránh tình trạng mất cân đối trong khẩu phần ăn, khiến cho trẻ không có hứng thú ăn uống.
Việc cho ăn cũng rất cần đến phương pháp và cách tiếp cận trẻ, biết cách tính toán hợp lý giữa sữa mẹ và thức ăn bổ sung trên từng trẻ cụ thể, tạo tâm lý thoải mái để trẻ hứng thú với việc ăn uống.