Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường type 3, xảy ra trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi các hormone trong cơ thể. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khi bà bầu sinh con và có thể không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé nếu được kiểm soát tốt.
Bệnh tiểu đường thai kỳ không có những dấu hiệu đặc biệt, đa phần phát hiện được là nhờ việc khám thai.
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu cần nắm rõ để phòng tránh:
Luôn khát nước đến khô họng
Trong suốt quá trình mang thai, chế độ ăn và uống của bạn thay đổi khá nhiều. Điều này khiến cho biểu hiện của việc mang thai thông thường và triệu chứng tiểu đường thai kỳ dễ bị lẫn với nhau.
Nếu thấy mình thường xuyên khát nước, dù đã uống rất nhiều nước mỗi ngày, thì hãy đề cập với bác sỹ về biểu hiện này.
Buồn tiểu liên tục
Hiểu một cách lô-gíc thì nếu khát, bạn uống nước nhiều hơn, quá trình đào thải nước tiểu sẽ diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, việc buồn tiểu liên tục lại có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường, thậm chí bạn không uống nhiều nước.
Trên thực tế, việc mang thai cũng khiến cho bạn phải đi tiểu tiện nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu để ý thấy sự thay đổi lớn về tần suất đi tiểu một cách bất thường, mẹ bầu cần chia sẻ thông tin này với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu.
Mệt mỏi đến kiệt sức
Chắc chắn bạn sẽ nghĩ, “Mang bầu, mệt mỏi là chuyện bình thường”. Nhưng bạn mệt đến kiệt sức và mật độ xảy ra dồn dập, thì hãy nghĩ đến bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc thiếu sắt.
Chú ý tới triệu chứng này, nếu bạn vẫn ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và không có dấu hiệu bị ốm. Bạn sẽ có cảm giác mệt, thở dốc sau mỗi bữa ăn, đó có thể là biểu hiện của TĐTK.