Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu có thai sau 2 tuần mẹ đang mong con nên biết

Vợ chồng bạn đang mong ngóng có thai và thắc mắc liệu có thể nhận biết được dấu hiệu có thai sau 2 tuần quan hệ? Bác sĩ CKII chuyên ngành Sản khoa Lý Thị Hồng Vân sẽ giải đáp thắc mắc giúp các cặp đôi.

2 tuần sau khi quan hệ sẽ rất khó để nhận biết được những dấu hiệu mang thai sớm. Tuy nhiên nếu để ý những thay đổi của cơ thể và nếu nhận thấy những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể mẹ đã thụ thai.

Bác sĩ chuyên khoa 2 chuyên ngành Sản khoa Lý THị Hồng Vân (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108).

Dấu hiệu có thai sớm sau 2 tuần

Sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo

Âm hộ và âm đạo của bạn thường có màu hồng, nhưng điều này thay đổi thành màu đỏ tía đậm khi mang thai.

Sự thay đổi này là do lượng máu được cung cấp cho các mô xung quanh âm đạo của bạn tăng lên. Khoa học gọi sự thay đổi này là dấu hiệu màu của chadwick.

Đau ngực

Bạn có thể cảm thấy cương cứng, ngứa ran ở ngực, đặc biệt là xung quanh núm vú. Điều này xảy ra do quá nhiều estrogen và progesterone trong giai đoạn đầu của thai kỳ được tạo ra khiến tuyến vú cũng phát triển hơn. Đây là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ mà bạn cần đặc biệt lưu tâm. Và nếu kích cỡ áo ngực bạn vẫn mặc trở nên khó chịu và cọ sát hơn bình thường thì hãy chú ý mua một chiếc áo ngực với size thoải mái hơn.

Những thay đổi ở ngực có thể là dấu hiệu mẹ đã có thai. (ảnh minh họa)

Ra máu bất thường ở âm đạo

6-12 ngày sau khi trứng thụ tinh cấy vào lớp lót tử cung có thể xảy ra xuất huyết âm đạo nhẹ. Hiện tượng này thường là vô hại, nhưng nếu bạn nghi ngờ mình đang mang thai, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ ngay.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, chảy máu có thể là dấu hiệu sẩy thai, mang thai ngoài tử cung hoặc một số loại nhiễm trùng nào đó. Vì thế, bạn cần đặc biệt lưu tâm để tránh những tổn thương cho bản thân.

Mệt mỏi

Bạn cảm thấy dễ mệt mỏi? Kiệt sức? Việc tăng hormone progesterone và những nỗ lực để mang thai khiến cho bạn cảm thấy như vừa tham gia một cuộc thi chạy đường dài vậy. Cơ thể đuối sức hơn so với bình thường, dễ mệt có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiện: cơ thể bạn đã đang dung dưỡng một “thiên thần”.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Tử cung có vị trí ngay phía sau của bàng quang, vì vậy khi mang thai thì kích thước của tử cung sẽ tăng theo tuổi của thai nhi và nằm đè lên bàng quang. Bàng quang bị chèn ép sẽ làm dung tích của bàng quang giảm xuống, bên cạnh đó nó còn khiến bàng quang bị kích thích và làm cho các bà bầu có cảm giác muốn đi tiểu liên tục.

Bởi thế, ngay khi có thai, nếu tinh ý, bạn có thể thấy mình “kết thân” với nhà vệ sinh nhiều hơn, tiểu nhiều hơn.

Đau đầu

Sự tăng “đột biến” của hormone progesterone cộng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là nguyên nhân làm nhiều một số người bị đau đầu khi mang thai. Tuy nhiên, những cơn đau dữ dội và kéo dài lại có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó và cần được thăm khám kỹ lưỡng.

Thính giác nhạy cảm hơn

Nhiều phụ nữ mới mang thai rất nhạy cảm với các loại mùi – đó là do “tác dụng phụ” của việc tăng nồng độ estrogen trong cơ thể.

Mang bầu cũng khiến các mẹ mệt mỏi hơn. (ảnh minh họa)

Tâm trạng thất thường

Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến tâm lý của bạn dễ “sáng nắng, chiều mưa” hơn gấp ngàn lần. Đang tủi thân, mệt mỏi, trong chớp mắt bạn đã có thể nổi giận, cảm thấy bức bối khó chịu trong người. Thông thường, trong những tuần đầu thai kỳ bạn sẽ khó có lúc nào cảm thấy vui vẻ. Có thể sự ủ ê, chán chường này liên quan đến hormone và cảm giác mệt mỏi của cơ thể.

Chán ăn

Cảm giác không thèm ăn uống thậm chí còn phổ biến hơn thèm ăn khi mang thai. Việc đột nhiên cảm thấy “mất hứng” với một số loại đồ ăn mà trước đây từng là món khoái khẩu của bạn, có thể là biểu hiện báo tin vui đầu tiên bạn cần chú ý.

Buồn nôn hoặc nôn

Trong vài tuần đầu thai kỳ, triệu chứng ốm nghén thường không rõ nét, nhưng có một số phụ nữ nhạy cảm có thể cảm thấy buồn nôn cả trước khi thụ thai.

Nguyên nhân chính xác của ốm nghén là chưa rõ ràng, nhưng nó được cho là do sự gia tăng trong các hoóc môn gonadotrophin chorionic (hCG) và estrogen.

Ngoài ra còn có một giả thuyết cho rằng, một phần nguyên nhân là do hormon tuyến giáp đóng một phần. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp trong thời kỳ mang thai sớm, khi phôi thai đang phát triển, nó có thể gây ra nôn mửa.

Nhiệt độ cơ thể luôn cao

Nếu bạn có lập biểu đồ nhiệt độ cơ thể của mình và phát hiện nó luôn cao trong 18 ngày liên tiếp, xin chúc mừng, rất có thể bạn đang mang thai.

Giải đáp thắc mắc về dấu hiệu có thai

Khi nào nên thử thai?

Bạn có thể dung que thử thai sau khi quan hệ 6-12 ngày hoặc khi thấy dấu hiệu chậm kinh. Nếu thử thai quá sớm, nồng độ hCG trong nước tiểu sẽ dưới hoặc bằng ngưỡng que thử thai nên cho kết quả không chuẩn xác. Ngược lại, nếu thử thai quá muộn, lượng hCG trong nước tiểu quá nhiều sẽ làm kết quả que thử thai bị đảo lộn.

 

Khi nào triệu chứng buồn nôn chính thức xảy ra?

Ốm nghén có thể xảy ra sớm nhất là ở 2 tuần sau khi thụ thai (khi bạn đã chính thức mang bầu được 4 tuần). Tuy nhiên, nó phổ biến hơn cả là ở khoảng tuần thứ 4 (tức là tuần thứ 6 thai kỳ).

Ốm nghén ở mức độ nhẹ có thể là triệu chứng buồn nôn nhưng ở mức độ nặng là nôn ói cả ngày và không thể ăn uống được gì. Thông thường, ốm nghén sẽ chấm dứt ở khoảng tuần thứ 14 thai kỳ.

Que thử thai 1 vạch nhưng xuất hiện nhiều dấu hiệu có thai?

Đây là nỗi lo lắng chung của nhiều chị em đặc biệt là các cặp vợ chồng đang nôn nóng có con. Vì không biết mình đang có dấu hiệu mang thai giả hay thai đang có vấn đề.

Theo các bác sĩ, thì tâm lý quyết định rất lớn tới việc mang thai hay không. Có một số chị em vì quá nôn nóng mà sinh ra hiện tượng mang thai giả. Nghĩa là, bạn sẽ cảm thấy mình có một số hiệu mang thai như trễ kinh, đau ngực, đau bụng, buồn nôn, ói, thèm ăn… nhưng khi thử que thử thai lại lên 1 vạch.

Ngoài ra, một số trường hợp khác có thể thử thai bằng que thử thai sai cách dẫn tới kết quả không đúng, hoặc que thử thai bị lỗi. Vì vậy, để biết chắc chắn mình có thai hay không, chị em hãy tới cơ sở y tế uy tín để làm siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu.

Có nên xoa bụng khi mang thai?

Khi mang thai dù ở bất kỳ tuổi thai nào, mẹ cũng nên hạn chế âu yếm con bằng cách xoa bụng vì những kích thích như vậy rất có thể gây nên những cơn co dạ con gây đau bụng và những ảnh hưởng xấu cho thai nhi như dọa sảy thai hoặc đẻ non. Nếu trong trường hợp bạn thấy có cơn co bất thường, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ khám và tư vấn.

“Chuyện ấy” có gây hại thai nhi?

Câu trả lời là không. Dương vật của nam giới không hề tiếp xúc tới thai nhi, vì thai nhi được bảo vệ trong bụng của bạn với nước ối trong dạ con. Tuy nhiên, khi làm “chuyện ấy” bạn và bạn đời cũng không nên thực hành một số tư thế có độ khó cao hay áp dụng những phương thức “hâm nóng” sáng tạo khác biệt để tránh gây tổn thương cho thai nhi. Nên đọc sách cũng như tìm hiểu thêm để biết một số tư thế “lợi cả đôi đường” – vừa thắt chặt tình cảm vợ chồng, lại không đụng chạm tới em bé.

Theo BS.Lý Thị Hồng Vân/ Eva.vn/ Khám Phá

Tin liên quan

Quan niệm sai lầm về quan hệ tình dục khi mang thai mà mẹ bầu hay mắc phải

Quan hệ tình dục khi mang thai không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe thai nhi mà...

Các tư thế quan hệ tình dục khi mang thai vừa an toàn cho mẹ bầu vừa giúp chàng 'lên...

Tư thế nào để quan hệ tình dục khi mang thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi mà vẫn...

Mẹo 'đối phó' với chứng đau dây chằng khi mang thai hiệu quả

Đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện vào khoảng ba tháng giữa đến ba tháng cuối thai kỳ....

Những lưu ý khi quan hệ bằng miệng trong lúc mang thai để cuộc 'yêu' trở nên hoàn hảo

Nhiều mẹ bầu lựa chọn oral sex (quan hệ tình dục bằng miệng) để tránh ảnh hưởng đến thai nhi,...

Những xét nghiệm cần thiết khi mang thai mà mẹ bầu nên 'bỏ túi'

Việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu theo dõi được tiến triển...

11 nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai mà mẹ bầu không nên bỏ qua

Đau ngực khi mang thai là một triệu chứng bình thường của bà bầu trong giai đoạn thai nghén. Tuy...

Những rủi ro đáng sợ khi mẹ mang thai ngoài 35 tuổi

Các chuyên gia khuyến khích chị em phụ nữ nên sinh nở trong độ tuổi 25-35 bởi mang thai, sinh...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

19 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình