Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường mới có lượng đường trong máu cao. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Bất kỳ người nào cũng có thể gặp phải tình trạng trên khi bạn có lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh. Khi lượng đường trong cơ thể quá nhiều sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể hấp thu quá nhiều đường
Đói liên tục
Theo Brightsite, lượng đường trong máu cao ngăn khả năng hấp thụ glucose vào tế bào. Do đó, cơ thể không nhận được năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động sống và “yêu cầu” ăn liên tục. Bên cạnh đó, các thực phẩm có hàm lượng đường cao nhưng chứa ít protein, chất xơ và các dưỡng chất khác luôn làm cho bạn có cảm giác đói.
Mệt mỏi
Khi mức đường huyết cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả, các tế bào không nhận được năng lượng. Tất cả những điều này làm cho bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không lý do.
Đi tiểu thường xuyên
Nếu lượng đường trong máu quá cao, thận không thể tái hấp thu chất lỏng. Do đó, cơ thể sẽ cố gắng cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào, từ đó làm tăng nồng độ glucose hơn mức bình thường. Điều này dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên.
Khô miệng, khát nước
Khô miệng và thường xuyên khát nước là phản ứng của cơ thể với tình trạng mất nước nghiêm trọng và là biểu hiện khi cơ thể đang có chế độ ăn quá nhiều đường. Vùng dưới đồi sẽ đánh giá mức độ mất nước, nguyên nhân và gửi một tín hiệu đến não. Tốt hơn hết, bạn nên chọn nước lọc hoặc trà không đường để bổ sung nước cho cơ thể.
Giảm cân
Với mức đường huyết cao, bạn có thể sụt cân trong một quãng thời gian ngắn, ngay cả khi bạn ăn thường xuyên và chế độ ăn nhiều calo. Tình trạng này có thể xuất phát từ một vài nguyên nhân như mất nước do đi tiểu thường xuyên dẫn đến mức chất lỏng trong cơ thể thấp, gây sụt cân. Bên cạnh đó, nếu mức insulin không đủ để chuyển hóa glucose, cơ thể sẽ chuyển sang chất béo, từ đó gây ra tình trạng giảm cân.
Bệnh truyền nhiễm
Nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm men có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, chúng thường được phát hiện ở những người có lượng đường trong máu cao hoặc đang mắc bệnh tiểu đường. Một lượng lớn đường trong cơ thể sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Tập trung khó khăn
Hàm lượng đường cao sẽ ngăn glucose xâm nhập vào các tế bào não vì vậy não bộ sẽ gặp khó khăn trong mức thu nhận năng lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ suy nghĩ và ra quyết định của não.
Mờ mắt
Mờ mắt cũng là kết quả của một hiệu ứng khử nước do đường huyết cao. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến các tế bào của mắt. Kết quả là chúng sẽ bị biến dạng và mắt sẽ mờ dần.
Ảnh hưởng chức năng sinh lý nam giới
Dương vật khó duy trì cương cứng là tình trạng có thể xảy ra khi đường huyết cao. Dương vật chỉ có thể thực hiện tốt chức năng sinh lý khi các dây thần kinh khỏe mạnh, lượng máu lưu thông tốt và căn bằng các kích thích tố trong cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu dư thừa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý nam giới.