Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu bất thường ở kinh nguyệt cần đi khám ngay

Theo chuyên gia, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay nếu phải thay 2 miếng băng vệ sinh trong một giờ hoặc 2 giờ liên tiếp.

Những bất thường ở kỳ "đèn đỏ" đôi khi là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm. Ảnh: Womansday.

Kinh nguyệt liên quan mật thiết tới sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Những bất thường ở kỳ "đèn đỏ" đôi khi là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm.

Nguyên nhân

Theo TS.DS Nguyễn Trang Thúy, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chu kỳ kinh nguyệt nhiều và kéo dài như:

  • Một trong hai buồng trứng không giải phóng trứng trong một hoặc nhiều tháng.
  • U xơ tử cung.
  • Hội chứng rối loạn chảy máu, ngăn máu đông lại bình thường.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc tránh thai hoặc thuốc làm loãng máu).
  • Bệnh tuyến giáp (một tuyến tạo ra hormone).
  • Ung thư tử cung.

Các dấu hiệu cho thấy kinh nguyệt kéo dài, nhiều là khi bạn phải thay băng vệ sinh liên tục, cứ sau một hoặc 2 giờ vì nó bị ướt hoàn toàn và có cục máu đông.

Khi nào cần đi khám?

"Bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu phải thay 2 miếng băng vệ sinh trong một giờ hoặc 2 giờ liên tiếp. Nếu bạn đang mang thai và bị chảy máu, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc báo cho bác sĩ điều trị. Chảy máu khi mang thai đôi khi có thể là dấu hiệu của một tình trạng cấp cứu", TS Thúy nhấn mạnh.

Ngoài ra, bạn nên đi khám khi:

  • Đang mang thai hoặc nghĩ rằng bạn có thể mang thai.
  • Có một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 8 ngày.
  • Cần thay băng vệ sinh trong đêm.
  • Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
  • Có kinh nguyệt nhiều hơn hoặc ít hơn một lần một tháng.
  • Bị đau và chuột rút dữ dội ở bụng dưới trước hoặc trong khi bạn bị hành kinh.
  • Gặp khó khăn khi mang thai.
  • Bị chảy máu sau khi bạn không có kinh nguyệt trong ít nhất một năm và nghĩ rằng đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên và nghĩ rằng bạn có thể bị thiếu chất sắt. Dấu hiệu thiếu sắt bao gồm: Cảm thấy yếu, mệt mỏi, đau đầu, khó thở, tim đập quá nhanh khi tập thể dục.

Có bài đánh giá nào cho tôi không?

Theo TS Thúy, các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định một số xét nghiệm dựa trên tuổi tác, triệu chứng và tình trạng của bạn. Các xét nghiệm phổ biến nhất để tìm ra nguyên nhân gây ra kinh nguyệt nặng và kéo dài:

- Xét nghiệm máu: Có thể kiểm tra xem bạn có thai hay không. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra sự thay đổi nội tiết tố, rối loạn chảy máu, lượng sắt thấp hoặc các vấn đề khác.

Các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định một số xét nghiệm dựa trên tuổi tác, triệu chứng và tình trạng của bạn. Ảnh: Womansday.

- Sinh thiết nội mạc tử cung: Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ bên trong tử cung của bạn. Mẫu có thể được xem dưới kính hiển vi để tìm kiếm các vấn đề sức khỏe.

- Siêu âm vùng chậu: Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về tử cung, buồng trứng và âm đạo của bạn. Các hình ảnh có thể hiển thị nếu bạn có u xơ hoặc khối u khác.

- Nội soi buồng tử cung: Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ nhỏ để soi vào bên trong tử cung.

"Bạn có thể không cần điều trị. Nếu điều trị, phụ thuộc vào nguyên nhân kinh nguyệt nhiều và bạn có muốn mang thai sớm hay không", vị chuyên gia nói.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

- Phương pháp ngừa thai có chứa kích thích tố. Những phương pháp này làm cho thời kỳ kinh nguyệt của bạn ít hơn hoặc ngừng kinh nguyệt hoàn toàn. Các biện pháp như: Thuốc; miếng dán da; đặt vòng tránh thai; dụng cụ tử cung (DCTC), một thiết bị mà bác sĩ đưa vào tử cung; thuốc làm đặc máu và chảy máu chậm.

- Thuốc giảm viêm, chẳng hạn như ibuprofen (tên biệt dược: Motrin, Advil) hoặc axit mefenamic (tên biệt dược: Ponstel).

- Thuốc có chứa nội tiết tố gọi là "progestin": Thuốc được dùng trong một tuần hoặc dài hơn sau mỗi vài tháng.

- Thuốc làm buồng trứng ngừng hoạt động trong thời gian ngắn.

Nếu bạn bị u xơ tử cung hoặc thuốc không giúp bạn hết kinh nguyệt, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Các quyết định của bạn sẽ phụ thuộc vào việc bạn có muốn mang thai trong tương lai hay không, có thể bao gồm:

  • Loại bỏ u xơ tử cung.
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung: Thủ thuật gây sẹo ở lớp lót bên trong tử cung.
  • Thuyên tắc động mạch tử cung: Thủ thuật chặn các mạch máu cung cấp máu cho tử cung.
  • Cắt bỏ tử cung: Sau khi cắt bỏ tử cung, bạn sẽ không còn có kinh nữa.
Theo Phương Anh/Zingnews

Tin liên quan

Mẹ bầu những tháng đầu thai kỳ ăn những thực phẩm chứa chất này 'trộm vía' chẳng ngại ốm nghén,...

Những thực phẩm dưới đây mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ trong thời kỳ mang thai đấy...

Bầu 8 tháng nghe tiếng cười trong bụng, đến bệnh viện bác sĩ hốt hoảng sợ hãi vì phát hiện...

Chiều hôm đó khi về nhà, vợ anh vẫn hết mực hoang mang và lại kéo chồng áp tai vào...

Ngủ ngáy ở trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục siêu đơn giản mà trước nay các mẹ vẫn chẳng...

Ngủ ngáy xuất hiện là khi không khí không thể lưu thông tự do qua đường thở ở phía sau...

TP HCM: Sau phẫu thuật, người phụ nữ cao thêm 8cm

Cách đây 20 năm, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện đau nhiều vùng thắt lưng, uống thuốc tây...

"Mẹ sinh thêm em đi, như vậy con có thể nghỉ ngơi rồi" - Lời nói tuyệt vọng của một...

Ở xã hội ngoài kia có vô số đứa trẻ đã sụp đổ một cách từ từ mà không ai...

Áp lực thi chuyển cấp lên lớp 10, bệnh nhi 15 tuổi ở Phú Thọ nôn ra máu, dịch dạ...

Bệnh nhi 15 tuổi được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng mệt lả, nhợt nhạt,...

Mẹ cho bé uống nước vào 4 thời điểm này cực kỳ tốt, vừa giúp cơ thể có đủ chất...

Trẻ em cần phải uống đủ nước tốt cho sức khỏe và thanh lọc cơ thể giúp cho bé luôn...

Tin mới nhất

Cô gái giảm 40kg nhờ quy tắc ăn "chiếc đĩa", ăn bằng đĩa có thực sự tốt cho sức khỏe...

31 phút trước

Số người ngộ độc sau ăn bánh mì vượt 560

43 phút trước

Người phụ nữ 28 tuổi mắc ung thư vú, bác sĩ phát hiện "thủ phạm" có thể là loại nước...

47 phút trước

Bí quyết dưỡng da bằng nước vo gạo tại nhà

1 giờ trước

Uống nước khi nào là tốt nhất: Trước, trong hay sau bữa ăn?

1 giờ trước

Ngày nào cũng thoa 'ti tỉ' lớp mỹ phẩm chống lão hóa mà da mặt vẫn xuất hiện nếp nhăn,...

2 giờ trước

6 mẹo giúp nước hoa lưu hương lâu hơn để tạo ấn tượng với đối phương

5 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo việc người đã tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca ồ ạt đi xét nghiệm tìm 'cục máu đông'!

5 giờ trước

Tại sao cần tiêm vắc xin cúm trước khi mùa hè kết thúc và mùa mưa bắt đầu?

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình