Nội dung bài viết
Nguyên nhân đau đầu ở vùng trán
Đau đầu vùng trán là dấu hiệu cơn đau tập trung chủ yếu ở vùng trán và có thể di chuyển xuống giữa ấn đường đến hai bên thái dương. Nó tác động nhiều đến vùng mắt gây giảm thị lực, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,… Hãy cùng điểm qua một vài nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng này.
Viêm xoang trán
Đây là tình trạng các mô xoang ở vùng trán bị viêm do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Điều này làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch nhầy khiến cho dịch bị ứ trệ và tăng áp lực lên vùng trán, hốc mắt, thái dương.
Tổn thương ở các mô xoang còn làm phát sinh cơn đau tập trung ở vùng trán giảm thị lực, đau nhức mũi, chảy nước mắt, giảm khứu giác, hơi thở có mùi,…
Đặc biệt viêm xoang trán là dạng viêm xoang có mức độ nghiêm trọng nhất. Do đó, người bệnh cần phát hiện và điều trị kịp thời nếu không rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đông máu tĩnh mạch xoang, viêm màng não mũ, giảm thị lực,…
Tác động tâm lý
Đau đầu vùng trán cũng là một trong những hậu quả của hệ thần kinh bị chèn ép và căng thẳng do sang chấn tâm lý, stress kéo dài, trầm cảm,… Một số trường hợp còn kèm theo nhiều biểu hiện khác như thường xuyên lo âu, mệt mỏi, thiếu tập trung,…
Cơn đau có thể kéo dài và ngày càng nặng hơn khi người bệnh mất ngủ, cảm xúc mạnh,…
U não
Tế bào não bị kích thích và tăng sinh bất thường tạo thành khối u lành tính hoặc chuyển sang ung thư. Khối u này có thể chèn ép mạch máu não và gây ra các triệu chứng nguy hiểm như đau đầu vùng trán, buồn nôn, chóng mặt, mất cân bằng, giảm thị lực,…
Bệnh mạch máu não
Bệnh lý này xảy ra khi các động mạch bên trong não bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc hút thuốc nhiều. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của não bộ và làm phát sinh các biểu hiện cơ bản như đau đầu, ù tai, rối loạn cảm giác, suy giãn tĩnh mạch chi dưới,…
Rối loạn thần kinh chức năng
Đây là biểu hiện thường thấy khi dây thần kinh bị rối loạn nhưng không đi kèm với tổn thương thực thể. Đặc biệt nó còn kèm theo một vài triệu chứng cơ bản như đau đầu, khó nuốt, run rẩy, nói lắp, mất thính giác,…
Cách chữa đau đầu vùng trán
Nghỉ ngơi khoa học
Đau đầu vùng trán thường xuất hiện do người bệnh phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài. Do đó, cách tốt nhất là người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi để giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi khoa học còn giúp người bệnh hạn chế tối đa các vấn đề như suy nhược cơ thể, thiểu năng tuần hoàn não và các bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoang tưởng,…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm cải thiện tuần hoàn máu lên não. Đồng thời giảm nhanh các triệu chứng như đau đầu vùng trán, chóng mặt, hoa mắt,… Ngoài ra, một số loại thực phẩm còn giúp người bệnh tránh căng thẳng, chống nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Vì vậy người bệnh cần tham khảo và bổ sung thêm một số loại thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm giàu sắt cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu. Bổ sung nhiều sắt giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng do bệnh về mạch máu não gây ra. Một số loại thực phẩm bao gồm thịt bò, các loại hạt, đậu hũ, thịt gà, lòng đỏ trứng, gan,…
Thực phẩm giàu omega-3 là acid béo không no có tác dụng bảo vệ tim mạch, não bộ và xương khớp hiệu quả. Việc bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất này giúp người bệnh cải thiện tốt các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, buồn nôn,…
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có trong bơ, lựu, mật ong, cá hồi,… Thành phần này có công dụng chống lại quá trình thoái hóa tế bào thần kinh. Đặc biệt là bảo vệ mạch máu và tăng cường chức năng của não bộ hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý tránh xa các loại đồ uống và thức ăn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay cay nóng,…
Tập ngồi thiền hoặc tập yoga
Tập ngồi thiền hoặc yoga là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng để làm giảm nhanh cơn đau đầu vùng trán. Nó giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm ứ đọng dịch ở các xoang và tăng cường chức năng của não bộ. Ngoài ra, yoga còn hỗ trợ thư giãn hệ thần kinh và giải phóng các suy nghĩ tiêu cực.
Do đó, người bệnh nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập yoga kết hợp ngồi thiền để tăng cường thể trạng và duy trì chức năng hô hấp. Đồng thời ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về xương khớp hiệu quả.
Một số mẹo chữa đau đầu vùng trán kéo dài tại nhà
Muốn giảm nhanh tình trạng đau đầu ở vùng trán, người bệnh có thể áp dụng một trong số những mẹo dưới đây:
Xoa bóp vùng thái dương - ấn đường có tác dụng giảm đau và an thần. Do đó khi xuất hiện những cơn đau đầu ở vùng trán, người bệnh có thể dùng tay xoa nhẹ vào các huyệt vị khu vực thái dương để cải thiện nhanh triệu chứng này.
Chườm khăn ấm lên vùng trán giúp thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch ở các xoang và tăng cường tuần hoàn máu. Áp dụng cách này có thể giảm nhanh cơn đau trong khoảng từ 10 – 15 phút.
Uống trà gừng không chỉ có tác dụng chữa đau họng và buồn nôn mà còn hỗ trợ giảm nhanh cơn đau đầu, hoa mắt. Nhờ vào hoạt chất gingerol có khả năng chống co thắt, hạ sốt và ức chế enzyme cyclooxygenase trong phản ứng viêm. Do đó việc uống một ly trà gừng ấm có thể cải thiện các triệu chứng do viêm xoang trán và các bệnh lý liên quan đến mạch máu gây ra.
Xông mũi với bạc hà để loại bỏ các dị nguyên. Đặc biệt thành phần menthol có trong nguyên liệu này giúp giảm chứng phù nề niêm mạc đường hô hấp và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch dịch nhầy và làm dịu niêm mạc. Từ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng phù nề.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ các nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị hiệu quả chứng đau đầu vùng trán. Tuy nhiên nếu cảm thấy tình trạng đau ngày càng nghiêm trọng thì cách tốt nhất là người bệnh nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được thực hiện các chẩn đoán cần thiết.