Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi và hay gặp trở ngại về sức khỏe. Mọi biểu hiện bất thường và tác động từ các yếu tố bên ngoài đều có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể của mẹ và thai nhi. Vậy hiện tượng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối nói lên điều gì và nó có nguy hiểm gì không? Đừng quá lo lắng vì bài viết này sẽ có câu trả lời cho bạn.
Bị đau cửa mình vào tháng cuối thai kỳ là vì sao?
Bị đau cửa mình là hiện tượng bình thường của cơ thể, do tử cung lớn dần lên và đồng thời với việc thai nhi cũng lớn dần lên. Hiện tượng đau cửa mình có thể kéo dài trong một thời gian dài với các mức độ khác nhau tùy vào cơ địa của từng người. Mẹ bầu có thể sẽ bị đau âm ỉ hay đau nhức dữ dội.
Theo các chuyên gia, hiện tượng đau cửa mình vào tháng cuối thai kỳ là do thai nhi bắt đầu chúc đầu xuống, cơ thể người mẹ tiết nhiều hormone làm xương chảo trở nên lỏng lẻo để giãn nở theo kích thước của em bé. Và khi gặp trường hợp này có thể mẹ sắp sinh.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cửa mình này cũng là do cơ thể bị thiếu hụt canxi khiến cấu trúc xương không được vững chắc. Và khi gặp hiện tượng này bạn cũng đừng quá lo lắng nhé.
Biểu hiện bị đau cửa mình khi mang thai tháng cuối
Đau nhức chính là biểu hiện dễ thấy nhất mà bạn cần chú ý. Nếu việc đau buốt cửa mình ở tháng cuối thai kỳ do áp lực dồn lên vùng chậu là quá tải sẽ dẫn đến các biểu hiện khác như chuột rút, đau nhức toàn thân và cả đau vùng kín.
Cùng với đó, khi mang thai, người mẹ có thể bị giãn tĩnh mạch và gây nên cảm giác đau cửa mình. Lúc này, làn da sẽ xuất hiện các vết bầm tím ở âm đạo, âm hộ, trực tràng hay quanh tử cung. Tĩnh mạch sưng khiến mẹ mệt mỏi, cảm giác nặng vùng chậu và đau tức âm đạo kéo dài.
Những biểu hiện trên đây là dấu hiệu khi bị đau cửa mình. Và hiện tượng này cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có thể bị viêm nhiễm phụ khoa, sùi mào gà, mụn rộp sinh học,...
Biện pháp khắc phục đau cửa mình vào tháng cuối thai kỳ
Dù đây là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai vào tháng cuối và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, mức độ đau sẽ khác nhau. Để giảm được cảm giác mệt mỏi, đau nhói hiệu quả, các mẹ nên áp dụng các biện pháp sau nhé.
Khi đi ngủ hay nghỉ ngơi, các mẹ nên nằm nghiêng về phía bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu, kê chân cao hơn hoặc gác chân ngang gối để tăng cường lưu thông máu giảm đau cửa mình hiệu quả hơn.
Nên dùng nước ấm để tắm gội và kết hợp massage vùng xương chậu để tạo cảm giác dễ chịu và giảm đau tốt nhất.
Các mẹ cũng nên đi dạo, tập yoga và vận động nhẹ nhàng để gân cốt thư giãn và áp dụng vùng chậu sẽ được phân tán giúp mẹ giảm đau.
Đồng thời, nếu như thấy có các dấu hiệu bất thường khác đi kèm thì tốt nhất hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị nhé.
Như vậy, các mẹ sẽ không còn quá lo lắng nếu bị đau cửa mình khi mang thai vào tháng cuối. Hãy thực hiện theo hướng dẫn để khắc phục tình trạng đau nhức, mệt mỏi hiệu quả nhé.