Mọi bệnh tật trong quá trình mang thai đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và cả thai nhi. Nhận biết bệnh sớm sẽ giúp bạn nhanh có biện pháp điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị bệnh tiểu đường là gì? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây.
Mang thai bị tiểu đường có sao không?
Tiểu đường là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu và hay xảy ra trong giai đoạn mang thai, bệnh sẽ được thuyên giảm sau khi sinh. Đây là bệnh thông thường mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nếu như chế độ ăn uống không hợp lý.
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường tuy không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe. Tuy nhiên nó có thể gây biến chứng và nguy hiểm khi sắp sinh.
Mẹ bầu có thể xảy ra tình trạng tiền sản giật, thai nhi to khó sinh nở và dễ dẫn tới tình trạng gãy xương đòn, trật khớp. Mẹ cũng có nguy cơ bị băng huyết sau sinh, dễ bị sinh non, thai chết lưu, vỡ ối gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Chính vì những ảnh hưởng, các mẹ cần biết các dấu hiệu cho thấy mình đang bị tiểu đường và có biện pháp cải thiện bệnh nhanh chóng.
Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị tiểu đường
Thường xuyên muốn đi vệ sinh
Khi mang bầu nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Áp lực trên bàng quang gia tăng khiến mẹ bầu luôn có cảm giác mắc tiểu và đi tiểu nhiều hơn so với người bình thường. Đây là dấu hiệu cần chú ý mới thấy được. Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi lượng glucozo không chuyển hóa hết sẽ đọng lại trong máu và thận sẽ thực hiện chức năng xả ra ngoài và hiện tượng đi tiểu nhiều lần xuất hiện.
Thường khô miệng và khát nước
Vì lượng đường trong máu cao khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần nên hiện tượng khô môi, khát nước nhiều hơn và điều dễ hiểu. Mẹ bầu cần phải bổ sung nước bị thiếu hụt mỗi ngày.
Ăn nhiều không kiểm soát
Khi mang thai, mẹ ăn nhiều hơn là điều dễ hiểu vì lượng dưỡng chất cung cấp phải nuôi cả cơ thể người mẹ và bào thai. Tuy nhiên, nếu như mẹ vừa ăn xong lại muốn ăn thêm nữa, có cảm giác thèm ăn thì đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ mẹ đang bị tiểu đường. Bởi lượng insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucozo thành năng lượng. Thiếu hụt năng lượng sẽ khiến não phát tín hiệu đói.
Mắt bị mờ bất chợt
Do lượng đường huyết trong máu tăng đột ngột, cơ thể không kịp thích ứng nên dễ gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, khiến mắt mẹ bầu bị mờ trong khoảng thời gian ngắn và trở lại bình thường khi cơ thể kịp tiếp nhận.
Đôi khi các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường khi mang thai không rõ nét, vì vậy mà để đảm bảo an toàn, các mẹ cần chủ động đi xét nghiệm máu và khám thai theo chu kỳ là tốt nhất nhé.
Trị bệnh tiểu đường khi mang thai
Khi phát hiện mình bị tiểu đường khi mang thai, để điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh nặng hơn thì các mẹ nên thăm khám bác sĩ định kỳ, uống thuốc theo hướng dẫn và theo mức độ cho phép.
Mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc kéo dài, nên giữ tinh thần thoải mái nhất để bệnh không nặng hơn. Đồng thời cũng đừng quên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai để lượng đường di chuyển đều đến các bộ phận khác, ngăn đọng lại trong máu.
Cùng với đó, mẹ bầu cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường cho phù hợp. Cần đảm bảo đủ dưỡng chất và giảm nguy cơ bị tiểu đường nặng hơn. Ví dụ như không ăn đồ ngọt, giảm ăn mỡ động vật, thức ăn chiên dầu, thực phẩm đóng gói. Thay vào đó là bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá, trứng, sữa,... Như vậy sẽ giảm lượng đường huyết trong cơ thể mà vẫn đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Qua bài viết này, bạn đã biết được dấu hiệu mẹ bị tiểu đường và cách điều trị hiệu quả. Hãy lưu ý để đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi nhé.