Phụ Nữ Sức Khỏe

Củ năng ích khí, hạ áp

Củ năng (còn gọi là củ mã thầy), địa lê... Củ năng có nhiều tinh bột, đạm, chất béo, canxi, photpho, sắt, vitamin A, B1, B2, C.

Củ năng (còn gọi là củ mã thầy), địa lê... Củ năng có nhiều tinh bột, đạm, chất béo, canxi, photpho, sắt, vitamin A, B1, B2, C. Vị ngọt, tính hàn, củ năng có công dụng ích khí, an trung, khai vị tiêu thực, giải thực nhiệt, sinh tân chỉ khát, dùng chữa tiêu khát, tăng huyết áp, ung thư, vàng da,...

Một số món ăn thuốc từ củ năng

Dùng khi bị sởi, thủy đậu:

Củ năng tươi sống, nhai nhỏ, nếu non nhai nuốt cả nước lẫn cái.

Củ năng mài bột pha nước uống và làm bánh ăn còn giúp tiêu hóa tốt, chữa tích trệ ở trẻ em, nhiều đờm dãi.

Củ năng 60g, cà rốt 60g, hành tây 30g, nước vừa đủ. Nấu kỹ uống thay trà.

Bột củ năng tươi 10 củ nghiền mịn, cơm rượu nếp 100g. Nấu chín ăn ngày 2 lần, liền 7 ngày. Món này thích hợp với người bị sởi, thủy đậu thời kỳ cuối và ngoại cảm phong nhiệt.

Củ năng tươi 10 củ, nước củ cải trắng 500ml, ít đường. Nấu sôi uống nóng, 20ml trong vài ngày. Thích hợp sởi thời kỳ cuối và trường hợp ho khát nước.

Củ năng.

Thanh nhiệt, lợi thủy:

Củ năng 60g, củ cải trắng 150g, gạo 200g. Nấu cháo ăn.

Rau mã thầy 100g, củ mã thầy 100g, nấm hương 50g. Dầu vừng gia vị tùy ý. Xào qua rồi cho nước đun sôi mới cho rau mã thầy rồi cho bột vào sền sệt là được.

Bổ phế thận: củ năng 100g, bầu dục lợn 2 cái, cắt đôi làm sạch. Đường phèn 30g đập nát, 2.000ml nước. Các vị làm sạch đun sôi 25 phút thành canh ăn.

Khử mỡ, hạ áp, tiêu thũng, thanh nhiệt: củ năng 100g, thịt heo nạc 300g, rau cần 200g. Dầu, hành, đường xào chín.

Thanh nhiệt tiêu thũng:

Củ năng 100g, nước canh thịt vịt 500g, đường phèn 30g. Nấu canh ăn.

Củ năng 60g, cá diếc 300g, hành, giấm, đường 20g. Nấu canh ăn.

Củ năng xào các loại thịt, củ năng xào ngó sen... ăn hằng ngày.

Lưu ý: Củ năng tính lạnh nên người tỳ thận hư hàn, trẻ em đái dầm kiêng dùng.

Theo BS. Phó Thuần Hương/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

Kinh giới, món ăn - bài thuốc phổ thông

Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải...

Món ăn chữa bệnh động mạch vành

Theo y học cổ truyền, bệnh động mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực)....

Tôm càng - Món ăn ngon, vị thuốc quý

Tôm càng còn gọi là tôm đồng, tôm nước ngọt, tên khoa học là Macrobrachium nipponense De Haan. Tôm càng...

Cá mực - Món ăn ngon, vị thuốc quý

Cá mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang...

Món ăn - bài thuốc từ cá trôi

Trong dân gian có câu "đầu cá trôi, môi cá mè" chỉ sự hấp dẫn đặc biệt của những món...

Món ăn thuốc từ cua cáy

Cua cáy là món ăn quen thuộc với nhiều người dân vùng quê, đã được các bà nội trợ, đầu...

Món ăn - bài thuốc bổ não

Mùa thi đang bước vào ngày “nóng” nhất, nhiều sĩ tử mệt mỏi căng thẳng dễ ảnh hưởng đến chất...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình