Phụ Nữ Sức Khỏe

COVID-19: WHO tô đậm nhiều nước châu Á, khu vực có Việt Nam dẫn đầu về số ca

Tuần qua toàn thế giới có thêm hơn 2,43 triệu ca COVID-19 mới, trong đó Tây Thái Bình Dương - là khu vực Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào - chiếm gần một nửa số ca toàn cầu.

Theo báo cáo dịch tễ COVID-19 toàn cầu mà Báo Người Lao Động nhận được từ WHO sáng 24-11, tại "tâm dịch" Tây Thái Bình Dương, tuy số ca COVID-19 mới đã giảm 4% so với tuần trước nhưng vẫn còn ở mức cao - hơn 1,186 triệu ca, chiếm 49% số ca toàn cầu.

Khu vực này cũng có 1.743 ca tử vong được ghi nhận, tăng 1% so với tuần qua.

Bản đồ tỉ lệ số ca COVID-19 mới trên dân số của WHO - Ảnh: WHO

Các nước có số ca cao nhất Tây Thái Bình Dương vẫn là Nhật Bản (hơn 593.000 ca), Hàn Quốc (hơn 364.000 ca) và Trung Quốc (158.813 ca). Có 5 trong số 34 quốc gia trong khu vực có mức tăng về số ca trên 20%.

Khu vực có số ca cao thứ nhì là châu Âu với hơn 724.000 ca, châu Mỹ với 454.000 ca, các khu vực còn lại số ca không đáng kể. Số tử vong cao nhất vẫn thuộc về châu Mỹ với 3.060 ca, trong đó riêng Mỹ chiếm tới 2.202 ca.

Trên bản đồ tỉ lệ số ca mắc mới của WHO, Việt Nam vẫn được tô màu vàng nhạt, biểu thị tỉ lệ số ca mắc mới tuy ít nhưng không giảm so với tuần lễ trước, ở mốc dưới 10 ca/100.000 dân.

Nhiều nước châu Á xung quanh, bao gồm các nước thuộc về khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á của WHO, bị tô màu cam (10-50 ca mới/100.000 dân) hay đỏ (trên 50 ca mắc/100.000 dân), bao gồm Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, Timor Leste, Nhật Bản, Mông Cổ...

Trong khi đó, các nước hứng chịu số ca khủng vào những tuần lễ trước đã giảm sắc độ hoặc được tô màu xanh ngọc (giảm được 10 ca/100.000 dân so với tuần trước) hay xanh dương (giảm hơn 50 ca/100.000 dân). Điển hình là Hàn Quốc, Philippines đã mang màu vàng; Singapore, Malaysia, Brunei, Myanmar, Nepal... mang màu xanh ngọc; Ấn Độ, Úc, Bangladesh... mang màu xanh dương.

Điều này tiếp tục thể hiện xu hướng của các làn sóng COVID-19: Thường chuyển dịch sang các nước chưa đón làn sóng trong vài tuần trước đó và tạm lui ở những nước vừa có số ca "bùng nổ".

BQ.1* tăng nhanh về tỉ lệ

Phân tích biến chủng dựa trên các trình tự gien SARS-CoV-2 được giải mã giám sát và tổng hợp về cơ sở dữ liệu chung GISAID cho thấy BA.5 và hậu duệ vẫn chiếm ưu thế với 72,1%; tiếp theo là các dòng con BA.2, với tỷ lệ phổ biến là 9,2%, tăng lên so với mức 6,4% của tuần trước.

Tổng cộng chủng Omicron đã sinh ra tới hơn 500 "con cháu", trong đó riêng BA.4 và BA.5 có hơn 260 hậu duệ. Nổi trội nhất trong tuần qua có BQ.1*, tức BQ.1 và các hậu duệ bao gồm BQ.1.1, đã chiếm 23,25% trong khi tuần trước chỉ chiếm 19,07%. BQ.1 là một dòng hậu duệ của BA.5.

Theo Anh Thư/Người Lao Động

Tin liên quan

Vi khuẩn gây ngộ độc ở trường Ischool Nha Trang sống trong môi trường nào?

Là một trong ba loại vi khuẩn gây ngộ độc tập thể cho học sinh trường Ischool Nha Trang, vi...

Tăng số trẻ mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm, chuyên gia chỉ cách phòng tránh

Thời gian vừa qua, nhiều trẻ phải nhập viện do mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm. Việc bổ sung...

Mệnh danh là 'tứ đại bổ' đứng đầu tiên dược nhưng nhân sâm vẫn có những nguyên tắc bất hủ,...

Ngoài những lưu ý về liều lượng và phương pháp chế biến thì không ít người vẫn có thắc mắc...

Thừa Thiên - Huế: Bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh

Thời gian qua, dịch bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Thừa Thiên - Huế bùng phát mạnh, số ca mắc...

Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết có triệu chứng lâm sàng không đặc trưng, dễ nhầm lẫn, bỏ sót

Sốt xuất huyết là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở trẻ sơ sinh, triệu...

Phá gan hại thận kinh khủng với 5 kiểu uống nước ‘vô tư vô lo’ này, tưởng đơn giản hóa...

Nước cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nhưng uống nước như thế nào để có lợi cho sức...

Những người nên tránh xa nước mía, kẻo 'rước bệnh vào người'

Nước mía là thức uống giải khát vô cùng quen thuộc của mọi người, nhưng vẫn có những "đại kỵ"...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình