Mang thai là trải nghiệm tuyệt vời đối với mỗi phụ nữ. Mặc dù tin vui này mang lại cho chị em cảm giác hạnh phúc nhưng bên cạnh đó, những cơn giận dữ và kích động vô cớ cũng dễ dàng xảy đến trong giai đoạn này.
Bà bầu giận giữ không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của bản thân mà còn tác động không ít đến thai nhi cùng những mối quan hệ xung quanh.
Nguyên nhân khiến bà bầu cảm thường cảm thấy giận giữ trong thai kỳ
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến phụ nữ dễ giận dữ hơn. Chúng có thể kích hoạt và "thổi bùng" lên những muộn phiền mẹ bầu đã tích tụ trong thời gian dài.
Tâm lý căng thẳng
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu vừa phải đầu tư thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ tại nơi làm việc cùng công việc nhà. Điều này có thể khiến chị em mang tâm lý căng thẳng. Tâm lý không vui của mẹ bầu cũng có thể gây ra các cuộc cãi vã vô cớ giữa vợ và chồng.
Cơ thể mệt mỏi
Những cảm giác khó chịu như buồn nôn, mệt mỏi và đau cơ là vấn đề thường gặp, đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ. Đặc biệt, khi những nhu cầu cơ bản của bà bầu không được đáp ứng như thiếu ngủ, thèm ăn nhưng không thể ăn cũng khiến tâm trạng chị em không thoải mái.
Cảm giác khó chịu như buồn nôn, mệt mỏi và đau cơ là chuyện hàng ngày khi mang thai. Những điều này có thể làm tăng xu hướng tức giận, đặc biệt là khi bà bầu cảm thấy hầu hết các nhu cầu của mình không được đáp ứng.
Cảm giác sợ hãi
Trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu cũng có thể trải qua cảm giác sợ hãi. Mẹ lo lắng cho sức khỏe của thai nhi, suy nghĩ về việc giáo dục em bé sau khi chào đời... Rất nhiều mối bận tâm khiến bà bầu trở nên bất an. Bất cứ việc gì tác động cũng có thể khiến chị em nổi giận.
Cơn tức giận của mẹ bầu ảnh hưởng thế nào đến bé?
Trong cuốn sách New Pregnancy and Birth, Tiến sĩ Miriam Stoppardm (Anh) chia sẻ thai nhi không chỉ chịu tác động bởi những kích thích bên ngoài mà còn có thể bị ảnh hưởng từ cảm xúc của mẹ. Một số chất hóa học được giải phóng có thể đi vào máu, truyền dẫn đến thai nhi khi mẹ bầu cảm thấy xúc động.
Theo đó, những cơn tức giận lâu dài và thường xuyên trong thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Hậu quả là bà bầu có thể đối mặt với những nguy cơ như sinh non (trước 37 tuần thai), trẻ sinh ra thấp cân hoặc biến chứng trong quá trình sinh nở.
Bà bầu liên tục cảm thấy căng thẳng, dễ dàng bực tức, đặc biệt trong 3 tháng đầu sẽ sinh ra những đứa trẻ thường xuyên cáu kỉnh và có biểu hiện trầm cảm. Ngoài ra, mẹ bầu quá lo lắng cũng gia tăng nguy cơ sinh con mắc chứng tăng động.
Nếu nỗi sợ hãi và tức giận bao trùm bà bầu trong những tháng thai kỳ, hãy tìm đến bác sĩ để có lời khuyên hợp lý. Bà bầu hãy duy trì lối sống lành mạnh, dinh dưỡng cân bằng, tự khích lệ bản thân để tìm ra những cách đơn giản để loại bỏ cơn giận giữ.
Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/measures-to-control-your-anger-during-pregnancy_00119583/