Nỗi buồn của hai cụ già
Dưới ánh hoàng hôn, ông Hứa và vợ là bà Lưu ngồi trước bếp lò, trầm ngâm. Bất giác, ông Hứa cất tiếng nói:
"Bà nó à, bà nói xem tại sao gần đây chỉ có con dâu đến thăm chúng ta. Con trai cho dù bận thế nào đi nữa cũng không thể bận đến mức không có lấy một chút thời gian chứ, đến thăm chúng ta một lần cũng không tốn bao nhiêu thời gian của nó."
Nghe chồng nói, bà Hứa rơm rớm nước mắt. Bà đưa tay quệt nước mắt nói: "Có lẽ con nó bận thật, không có thời gian. Con dâu cũng mấy tháng rồi chưa đến rồi, mai tôi lên thành phố một chuyến xem sao, tiện đem cho chúng nó con gà trống to nhất của nhà mình."
Ông Hứa gật đầu, để lộ ra dáng vẻ buồn bã, nói: "Bà xem chúng ta tuổi cũng đã cao rồi, lần này bà lên thành phố, nếu con trai con dâu ở nhà, bà hỏi chúng nó xem đến bao giờ mới cho chúng ta bế cháu."
Bà Lưu đáp lời chồng: "Cái này mà ông còn phải dặn tôi sao?"
Ông cười đầy vẻ khách khí: "Vậy mai bà nhớ đemđiện thoạiđi, xuống tàu thì gọi điện cho con bảo nó ra đón."
Sáng sớm ngày hôm sau, bà Lưu tay xách gà trống, lưng đeo một ít đặc sản ở quê bắt tàu lên thành phố.
Nhưng khi bà xuống tàu, gọi điện thoại cho con, không ngờ cậu con trai nói rằng gần đây nhà anh ta rất bận, không có thời gian chăm sóc bà và bảo bà không nên ghé qua nhà anh ta mà bắt tàu quay trở về nhà.
Nghe những lời con nói, bà Lưu không kìm nén được cảm xúc liền bật khóc. Bà chỉ muốn gặp mặt con mà con nỡ tránh mặt mình, không muốn gặp.
Nỗi khổ tâm của người con trai hiếu thuận
Thời gian nhích từng giây chậm chạp, đúng lúc bà bị ánh nắng mặt trời làm cho mệt đến mức mắt trĩu xuống, buồn ngủ, con trai và con dâu cuối cùng cũng xuống nhà.
Con trai bà nhìn gầy đi nhiều quá, sắc mặt nhợt nhạt chắc có chút sinh khí, đi cũng phải cần đến vợ dìu.
Bà Lưu hoảng hốt, trong đầu dồn dập câu hỏi: Con trai làm sao vậy, lẽ nào nó bị bệnh nặng. Đúng lúc bà đang hoang mang không biết làm sao thì nghe thấy tiếng con dâu: "Ông xã, mẹ gọi điện đến, anh nói những lời đó sợ mẹ đau lòng lắm, cũng không biết giờ mẹ đã về đến nhà chưa."
Con trai bà mắt đỏ hoe, trả lời vợ: "Bà xã, em cũng biết bệnh của anh phải sống qua hai tháng tới mới biết phẫu thuật có hiệu quả hay không. Anh nói như vậy trong lòng cũng buồn lắm nhưng biết làm sao bây giờ.
Nghe con trai và con dâu nói chuyện, đứng ở một góc rẽ cách đó không xa, bà Lưu khóc tưởng như đứt từng khúc ruột. Nhưng bà không dám để con dâu và con trai biết, bởi vì bà không muốn tạo thêm áp lực tâm lý cho con trai.
Bà quay lại nhà ga, bắt tàu về nhà, chỉ nói với chồng rằng con dâu và con trai không có nhà, bà đi một vòng rồi bắt tàu về trong đêm.
Trong câu chuyện trên, vì sợ bố mẹ đau lòng mà anh con trai đã tránh mặt hòng giấu diếm bố mẹ. Nhưng việc anh giấu, chỉ khiến bố mẹ đau đớn hơn mà thôi.
Người yêu hay vợ chồng thì có thể đợi chờ ta vàyêu thươngcả đời nhưng cha mẹ thì chỉ còn chưa được nửa đời nữa để mong đợi tình thương của ta. Họ có thể sẽ rời xa ta bất cứ lúc nào, có thể ngay trước lúc mà ta chưa kịp làm một điều gì đó.
Cuộc sống giờ bận rộn, thời gian lại trôi nhanh quá. Người ta ít dành được nhiều khoảng trống để yêu thương bố mẹ nhiều hơn. Công việc, cuộc sống xa nhà, nhiều khi vài tháng hay cả năm trời mới có dịp gặp mặt con cái. Thực lòng họ cũng chỉ cần ta gọi điện hỏi thăm khi ta rảnh.
Ai đã từng yêu chắc sẽ cảm nhận được sự nhớ nhung khi không gặp mặt, cảm nhận được cái cảm giác ấm lòng khi được nghe giọng nói quen thuộc của người thương qua đầu dây điện thoại bên kia. Nó làm người nghe yên lòng.
Cha mẹ cũng vậy thôi bạn ơi. Có đôi lúc nghe điện con gọi, chẳng biết phải nói gì chỉ vài câu hỏi thăm bâng quơ nhưng lòng của đấng sinh thành lại chộn rộn hạnh phúc. Có lúc còn trách ngược lại con sao tốn tiền mà gọi điện vậy, dù trong lòng rất muốn được nghe tiếng con gọi.
Hãy yêu thương và mở lòng với cha mẹ, đừng ngại ngùng thể hiện tình yêu của ta với bậc sinh thành. Hãy để cho họ biết bạn yêu họ thế nào, để họ được sống cảm nhận sự vui vẻ hạnh phúc chứ không phải để chết đi trong buồn tủi.