Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử nói: “Người thống trị tốt nhất khiến bách tính không biết rằng có họ tồn tại; kế đến là người thống trị khiến bách tính muốn gần gũi và ca ngợi họ; kế đến nữa là người thống trị khiến bách tính sợ họ; kế nữa là người thống trị khiến bách tính khinh thường họ.” (Nguyên văn: Thái thượng, bất tri hữu chi; kỳ thứ, thân nhi dự chi; kỳ thứ úy chi; kỳ thứ hối chi).
Ông chia những người thống trị thành 4 tầng lớp. Cũng vậy, cha mẹ cũng có thể được chia thành bốn kiểu.
Kiểu cha mẹ hạ đẳng nhất chính là những người cuồng bạo, khiến con cái oán hận.
Kiểu cha mẹ hạng ba là chuyên quyền độc đoán, khiến con cái sợ hãi.
Kiểu cha mẹ hạng hai là yêu thương và chăm sóc con cái, quan tâm tới từng chân tơ kẽ tóc, khiến con cái cảm kích muôn phần.
Kiểu cha mẹ thượng đẳng là người truyền lại tinh thần và khả năng độc lập cho con cái, khiến chúng sau khi ra khỏi nhà không cần tới bất kỳ sự che chở nào của cha mẹ.
Những ông bố bà mẹ thực sự ưu tú đều làm thế này
Khi những bậc phụ huynh khác can thiệp quá mức hoặc bao bọc con cái quá mức thì những bậc cha mẹ cao minh đều đang “buông tay” cho con cái mình.
9 nàng tố nữ của Lương Khải Siêu ai nấy đều giỏi giang. Đặc điểm giáo dục con cái lớn nhất của ông chính là không ỷ thế vào uy quyền của bậc phụ huynh. Ông làm bạn với những người con của mình, cùng nhau chia sẻ và bồi đắp tinh thần tự lập tự cường của chúng.
Giống như những ông bố bà mẹ khác, khi con cái phải đứng trước sự lựa chọn trọng đại trong cuộc đời mình, ông sẽ đưa ra rất nhiều đề xuất. Nhưng ông lại không yêu cầu chúng phải nhất nhất nghe theo lời mình. Ví như Lương Tư Trang khi chọn chuyên ngành cho mình, ban đầu ông hy vọng cô sẽ chọn môn sinh học và viết một bức thư nói rằng: “Hết thảy mọi học vấn điều tốt nhất là gần với thiên tính của mình, như vậy thường sẽ chỉ phải bỏ ra phân nửa công sức mà thu được thành tựu gấp bội…. Môn mà cha giới thiệu cho con chưa chắc đã hợp với con. Con cần tự mình trải nghiệm và quyết định, đừng để tâm quá đến lời của cha”.
Suốt bao năm qua vẫn có rất nhiều bậc phụ huynh không hiểu đạo tự nhiên, chỉ ỷ vào quyền uy của mình mà quên mất trọng tâm của việc giáo dục chính là sự tôn trọng sinh mệnh.
Mỗi một đứa trẻ đều là độc nhất vô nhị. Chúng chỉ có thể là chính mình, chứ không thể trở thànhhình ảnhmà cha mẹ mong muốn.
Hãy để con cái rời khỏi vòng an toàn bên cha mẹ, thì chúng mới có thể suy nghĩ độc lập, tự mình tìm hiểu,khám phávà đối diện với cuộc sống. Như vậy chúng mới có được bầu trời kiến thức bao la, mới có được tầm nhìn cao xa và nhân phẩm cao cả hơn.
Kahlil Gibran, tác gia người Ả Rập có câu rằng: “Con cái chỉ nhờ sự giúp đỡ của bạn mà đến thế gian này, nhưng chúng không phải đến vì bạn. Chúng ở bên cạnh bạn nhưng lại hoàn toàn không thuộc về bạn. Điều chúng ta cần làm là tận dụng hết khả năng để kéo căng dây cung, khiến mũi tên hướng về phía trước đi được vừa nhanh, vừa xa hơn”. Ông cũng âm thầm dùng bối cảnh ấy mà nói với bạn rằng: “Đừng đuổi theo chúng!”