Phụ Nữ Sức Khỏe

Con bị hóc xương cá, mẹ xử lý theo cách sau đây, bác sĩ cũng phải khen ngợi

Nếu chẳng may trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ trước hết cần bình tĩnh, sau đó hãy làm theo các cách sau đây, chắc chắn bác sĩ cũng phải khen ngợi.

Cá là món ăn phổ biến trong các bữa cơm của mọi gia đình. Ăn cá có nhiều lợi ích cho sức khỏe người lớn và trẻ nhỏ. Nhưng bởi vì cá có nhiều xương dăm, vì thế khi trẻ em ăn cá dễ bị hóc xương. Đó cũng là nỗi lo của các bậc cha mẹ, nhất là gặp phải tình huống con hóc xương cá họ càng không biết xử lý thế nào cho thỏa đáng.

Nếu chẳng may trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ trước hết cần bình tĩnh, sau đó hãy làm theo các cách sau đây, chắc chắn bác sĩ cũng phải khen ngợi.

Cách đúng để xử lý khi trẻ em hóc xương cá

Bởi vì cá có nhiều xương dăm, vì thế khi trẻ em ăn cá dễ bị hóc xương. (Ảnh minh họa)

1. Gây nôn

Cha mẹ có thể nhẹ nhàng đưa 1 ngón tay vào cổ họng con để tạo cảm giác buồn nôn cho bé. Trong quá trình bé nôn, những thứ mắc kẹt ở cổ họng con cũng sẽ trôi ra theo.

2. Vỗ lưng, ấn bụng

- Với trẻ trên 3 tuổi, giữ trẻ ở tư thế đứng, hơi cúi người về phía trước. Cha mẹ ôm ngang người trẻ, hai 2 ngón tay cái ấn chuẩn, mạnh và liên tục vào vị trí của dạ dày. Cách làm này sẽ khiến trẻ nôn ra những dị vật trong cổ họng.

- Với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ cầm chắc 2 chân con, dốc ngược trẻ xuống. Sau đó khum bàn tay vỗ lưng bé cho xương cá bật ra ngoài.

- Trong khi một người thực hiện sơ cứu tạm thời thì người lớn khác trong nhà cần cấp tốc gọi cấp cứu để đưa con đến bệnh viện.

Lời khuyên để trẻ tránh bị hóc xương cá

- Hạn chế vừa cười, vừa nói khi đang ăn cá.

- Gỡ bỏ xương cá ngay trong đĩa (bát), không nên cho cả miếng cá vào miệng rồi mới sử dụng lưỡi và răng để gỡ xương ra.

- Nên cho con ăn cá phi-lê vì hầu hết xương đã được gỡ bỏ trong quá trình chế biến.

- Không nên ăn cá cùng với cơm hoặc bún (mỳ). Hãy để trẻ ăn riêng cá.

- Cha mẹ hãy xé cá thành những miếng nhỏ sau đó mới ăn để con có thể cảm nhận hoặc thấy được những mẩu xương nhỏ li ti. Nhớ dặn con đừng nhai rối và nuốt vội mỗi khi ăn cá.

Nên cho con ăn cá phi-lê vì hầu hết xương đã được gỡ bỏ trong quá trình chế biến. (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để giữ an toàn cho con?

1. Cha mẹ tích cực học hỏi thêm kiến thức

Trong cuộc sống, trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Nhiều khi chính cha mẹ cũng không thể ý thức hết được. Chính vì thế, cha mẹ phải là người tích cực học hỏi thêm kiến thức, các biện pháp giữ an toàn và xử lý khi trẻ gặp sự cố.

Trong quá trình tìm hiểu thông tin, cha mẹ cần chọn những nguồn tin chính thống, sao cho những kiến thức thu nạp vào đều chuẩn xác, mang tính khoa học.

2. Nâng cao nhận thức về an toàn cho trẻ

Suy cho cùng, cha mẹ không thể lúc nào cũng dõi mắt theo con từng giây từng phút, bảo bọc và che chở cho bé được. Có khi chỉ cần bạn sơ sẩy vài phút đồng hồ, con đã có thể rơi vào tình huống không an toàn. Chính vì thế, cách hiệu quả và lâu dài nhất chính là trau dồi nhận thức tự thân của trẻ về sự an toàn. Một khi trẻ có thể nhận rõ ràng điều gì có thể gây hại cho bản thân, con sẽ chủ động biết cách tránh khỏi chúng.

Để nâng cao nhận thức về an toàn của con, cha mẹ cần dành nhiều thời gian, kiên nhẫn dẫn dắt, giảng giải cho con hàng ngày. Khi gặp bất kì sự việc nào đó, cha mẹ lập tức nhắc nhở để con ghi nhớ. Ngoài ra việc xem các video trên MXH về giáo dục an toàn cho trẻ cũng rất hữu ích.

Theo Hải Đường/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm: Cha mẹ hãy áp dụng ngay 5 mẹo đơn giản này để con ngủ...

Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm là triệu chứng thường gặp nên nhiều bậc bố mẹ nghĩ đây là chuyện...

Con ăn vạ, gào khóc, bố mẹ tuyệt đối đừng bỏ đi, áp dụng ngay chiêu “4 không” này

Cha mẹ nên đối phó với cơn giận dữ của con và của chính mình một cách khéo léo để...

Nhiều trẻ đau đớn khóc thét phải nhập viện, bác sĩ chỉ rõ bệnh lý bẩm sinh này

Theo TS. BS. Phạm Ngọc Thạch, mỗi ngày Bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp nhận từ 20 - 30 trường...

Khoa học chứng minh: 3 giai đoạn phát triển trí não đỉnh cao của trẻ, cha mẹ cần đặc biệt...

Khoa học chứng minh: Dưới đây 3 giai đoạn trí não phát triển đỉnh cao của trẻ. Nếu cha mẹ...

Những biểu hiện của một em bé hư, bạn cần

4 dấu hiệu dưới đây cho thấy bé nhà bạn đang có chiều hướng lệch lạc trong suy nghĩ, cha...

3 món cháo giúp bé hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh mỗi ngày

Với những món cháo dưới đây mẹ vừa có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé, vừa giúp bé cải...

Những thực phẩm tốt cho phổi, giúp phòng dịch Covid-19 cho bé hiệu quả

Những loại thực phẩm là rất tốt cho hệ hô hấp của trẻ, hút khói bụi, lọc sạch phổi, bảo...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

19 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

19 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

19 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

19 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

19 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

19 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 9 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 9 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình