Phụ Nữ Sức Khỏe

Có vaccine trở lại, trẻ cần được tiêm bù như thế nào?

Sau thời gian dài thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các tỉnh thành sẽ sớm được cung ứng vaccine từ nguồn tài trợ của Chính phủ Australia để tiêm phòng cho trẻ. Những trẻ đã bị trễ lịch tiêm sẽ được ưu tiên tiêm bù.

Nhiều tháng qua, trên cả nước đã xảy ra tình trạng thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng khiến nhiều trẻ bị trễ lịch tiêm phòng. Điều này dẫn tới tâm lý lo lắng của các bà mẹ bởi trẻ có nguy cơ rất cao mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có những bệnh nguy hiểm như lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà...

Bộ Y tế cho biết đang nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu vaccine. Tối 15/12, 490.600 liều vaccine 5 trong 1 do Chính phủ Australia tài trợ về đến Việt Nam. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ phân bổ lượng vaccine này theo nhu cầu của 63 tỉnh thành và hướng dẫn các địa phương triển khai tiêm theo thứ tự ưu tiên.

Thứ nhất, ưu tiên vaccine được phân bổ để tiêm chủng trẻ chưa được tiêm mũi 1 vaccine 5 trong 1. Ưu tiên trước cho trẻ có nhóm tuổi nhỏ nhất từ 2 tháng tuổi trước rồi mới đến những trẻ có tháng tuổi lớn hơn bao gồm cả những trẻ trên 12 tháng tuổi.

Thứ hai, tiêm trả mũi 2, mũi 3 cho những trẻ chưa đuợc tiêm đủ 3 mũi vacine 5 trong 1 bao gồm cả trẻ trên 12 tháng tuổi.

Dự kiến trong tuần cuối tháng 12, các địa phương sẽ có thể tiến hành tiêm cho trẻ.

Tuy nhiên, điều mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn là những trẻ bị trễ lịch tiêm phòng quá lâu có phải tiêm lại từ đầu và việc tiêm dồn dập các mũi vaccine có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hay không?

Trao đổi với phóng viên VOV2, BS Nguyễn Văn Thành – Trung tâm Tiêm chủng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, nguyên tắc chung khi trẻ bị muộn lịch tiêm là tiếp tục tiêm ngay thời điểm trẻ có thể quay lại nơi tiêm chủng. Trẻ cũng không cần phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine, nếu trẻ vẫn còn trong độ tuổi chỉ định tiêm.

Sau khi nhận vaccine viện trợ, Bộ Y tế sẽ triển khai tiêm bù, tiêm vét cho trẻ

“Ví dụ với vaccine phòng bệnh viêm gan B, trẻ cần được tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều cơ sở y tế không có vaccine phòng viêm gan B để tiêm cho trẻ. Khi có vaccine trở lại, trẻ sẽ tiêm vaccine 5 trong 1 có thành phần phòng viêm gan B khi đủ hai tháng tuổi theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia", BS Thành nêu ví dụ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thành cũng cho biết, việc tiêm phòng 2 mũi hoặc nhiều mũi bù cùng lúc không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Các nghiên cứu khoa học và thực tế đều có chung kết luận việc tiêm cùng lúc nhiều loại vaccine hoàn toàn không gây hại hay gây ra các phản ứng sau tiêm ở trẻ. Việc tiêm đồng thời các vaccine sẽ tạo nên đáp ứng miễn dịch và các phản ứng phụ tương đương như tiêm từng loại vaccine riêng lẻ.

Tuy nhiên, tùy theo tình trạng sức khỏe của bé, tiền sử dị ứng, các bậc phụ huynh vẫn cần đến các cơ sở tiêm chủng uy tín để được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa với các trường hợp cụ thể của trẻ.

Phòng bệnh cho trẻ thế nào trong thời gian chờ đợi vaccine?

Trong thời gian chờ vaccine, để phòng tránh bệnh cho trẻ nhất là ở giai đoạn hiện nay, bác sĩ Nguyễn Văn Thành khuyến cáo tất cả mọi người chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng chung cho các bệnh truyền nhiễm như: thường xuyên rửa sạch bàn tay đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ em; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, chủ động mang khẩu trang khi có triệu chứng hô hấp; thực hiện vệ sinh các bề mặt tiếp xúc; giữ nhà cửa thông thoáng…

Trong trường hợp mong muốn trẻ được tiêm đầy đủ đúng lịch, phụ huynh có thể đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để tiêm chủng.

“Nguyên tắc chung khi tiêm chủng là tiêm đầy đủ và đúng lịch 1 loại vaccine sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, không nên hoán đổi các loại vaccine của các nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, nếu điều kiện thực tế không có vaccine của cùng nhà sản xuất thì vẫn có thể tiêm vaccine hiện có với cùng kháng nguyên với mũi tiêm trước đó. Vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng hay 6 trong 1 trong chương trình tiêm chủng dịch vụ hoàn toàn có thể thay thế nhau được”, BS Thành cho biết.

Theo Ánh Tuyết/VOV.VN

Tin liên quan

Có nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi? Giải đáp bất ngờ từ chuyên gia

Rất nhiều phụ huynh lo lắng khi trẻ 5-11 tuổi tiêm vắc xin, nhất là về các tác dụng phụ....

Lịch tiêm phòng - tiêm chủng đầy đủ nhất cho bé yêu

Dưới đây là lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng...

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ

Tiêm chủng cho trẻ nhỏ có tầm quan trọng vô cùng lớn và giúp bé phòng tránh các bệnh nguy...

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần và đang cho con bú được tiêm vắc xin: Chuyên gia phụ sản...

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên và mẹ đang...

Có nên trì hoãn tiêm chủng cho con khi dịch bệnh đang bùng phát?

Tiêm phòng vắc xin cho trẻ là một việc cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến...

Tiêm thuốc kích rụng trứng: Phương pháp rủi ro hay niềm hy vọng cho vợ chồng vô sinh?

Tiêm thuốc kích rụng trứng là khái niệm không còn xa lạ với những người vô sinh, hiếm muộn giúp...

Vì sao phải tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, kể cả mũi tiêm nhắc lại?

Nhiều phụ huynh vì những lý do khác nhau đã đưa con đi tiêm muộn hoặc nhỡ lịch tiêm của...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

10 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

10 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

10 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

10 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

10 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

10 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình