Phụ Nữ Sức Khỏe

Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu hụt collagen?

Collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể. Thiếu hụt dưỡng chất này có thể gây ra các triệu chứng như nếp nhăn, tóc mỏng, đau khớp, huyết áp bất thường.

Collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể con người. Nó được hình thành thông qua các chuỗi axit amin hoạt động như các khối xây dựng cho cơ thể. Collagen có thể được tìm thấy và chịu trách nhiệm về sức mạnh, chức năng cho một số cơ quan như da, xương, gân và các mô liên kết.

Nguyên nhân khiến cơ thể thiếu collagen

Theo Medical News Today, khi chúng ta già đi, lượng collagen trong cơ thể bắt đầu cạn kiệt. Từ 20 tuổi, cơ thể bắt đầu sản xuất ít hơn khoảng 1% lượng collagen mỗi năm. Tuy nhiên, độ tuổi chính xác mà quá trình này bắt đầu ở mỗi người là khác nhau. Sự suy giảm collagen diễn ra nhanh hơn trong và sau thời kỳ mãn kinh.

Mọi người từng nghe rằng hút thuốc không tốt cho cơ thể và gây lão hóa sớm. Nguyên nhân gây ra điều này là thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực đến collagen.

“Hút thuốc làm giảm lượng oxy cung cấp đến các mô. Do đó, mô không thể tái tạo và có nhiều khả năng bị hư hỏng và chết. Ngoài ra, các chất hóa học trong thuốc lá gây oxy hóa, dẫn đến nếp nhăn sớm”, bác sĩ da liễu Gary Goldenberg, Trợ lý giáo sư lâm sàng về da liễu tại Trường Y Icahn, New York (Mỹ), cho biết.

Tuổi tác là nguyên nhân gây suy giảm collagen cần thiết trong cơ thể. Ảnh: Metroworldnews.

Tương tự, nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh, bạn cũng sẽ bị tác động lớn do thiếu collagen. Tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, carbohydrate đơn giản và thịt chế biến sẵn có thể gây viêm, làm tổn thương các tế bào da, phân mảnh và làm cứng collagen, thúc đẩy quá trình lão hóa sớm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể gây ra tiền viêm nhiễm, dẫn đến làm giảm khả năng sản xuất collagen tự nhiên. Căng thẳng cũng gia tăng các hormone tiêu cực như cortisol, cũng cản trở quá trình sản xuất collagen của cơ thể.

Bác sĩ Goldenberg cho biết: “Collagen được sản xuất ít hơn trong trạng thái căng thẳng vì nhiều nguồn lực của cơ thể được sử dụng để chống lại căng thẳng và chứng viêm mà nó tạo ra”.

Dấu hiệu cơ thể thiếu hụt collagen

Do collagen chịu trách nhiệm cho da, xương, gân và các mô liên kết, cơ thể thiếu dưỡng chất này có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan quan trọng này.

Da xấu đi

Nếp nhăn xuất hiện là do làn da mất độ đàn hồi, kết quả trực tiếp của việc mất collagen. Mặc dù nếp nhăn không nhất thiết có nghĩa là thiếu hụt collagen, đây có thể là triệu chứng nếu bạn phát hiện ra chúng khi còn trẻ. Điều này là do 70-80% da của bạn bao gồm collagen.

Do đó, sự thiếu hụt collagen có nghĩa là cơ thể sẽ không thể tự phục hồi nhanh chóng, vì collagen còn có trách nhiệm chữa lành vết thương hoặc hỗ trợ các cơ quan quan trọng khác.

Đau cơ, khớp

Một loại collagen mà cơ thể sản xuất nằm trong khớp và đĩa đệm. Nó giúp đệm và bảo vệ cả hai bằng cách tạo sụn. Khi lượng collagen này bị suy giảm đáng kể, nó có thể dẫn đến viêm, cứng và đau khớp.

Nếu là người năng động và thường xuyên tập thể dục, bạn sẽ quen với những cơn đau nhức kèm theo khi phục hồi cơ. Collagen có tác dụng phục hồi và giúp cơ bắp dẻo dai. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu hụt collagen, điều đó có thể khiến quá trình phục hồi cơ bắp kéo dài, đồng thời tăng nguy cơ mất khối lượng cơ bắp.

Thiếu hụt collagen khiến bạn dễ bị đau cơ, khớp và quá trình hồi phục chậm hơn. Ảnh: Healthshots.

Các vấn đề về dạ dày - ruột

Hội chứng ruột bị rò rỉ có liên quan đến sự thiếu hụt collagen. Hệ thống đường ruột có các điểm kết nối chặt chẽ, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, ruột bị rò rỉ có nghĩa là các phần tử khác có thể lọt qua khe hở, gây nhiễm trùng và viêm.

Collagen đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các thành ruột. Do đó, có đủ collagen trong cơ thể là điều cần thiết để xây dựng lại các điểm nối bị tổn thương này.

Tóc mỏng hoặc xẹp

Collagen có trong các nang tóc, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho mái tóc khỏe mạnh. Giống việc chữa lành vết thương, thiếu hụt collagen có nghĩa là quá trình phân phối này diễn ra chậm hơn nhiều, khiến mái tóc trông mỏng và xỉn màu hơn.

Ngoài ra, thiếu hụt collagen có nghĩa là cơ thể không thể chống lại các gốc tự do tốt như trước đây. Điều này có thể dẫn đến kết cấu của tóc bị phá hủy, góp phần làm cho tóc mỏng và kém bóng hơn.

Đau khớp

Cũng như nếp nhăn, đau khớp thường được coi là một trong những tác dụng phụ của việc già đi. Tuy nhiên, sụn trong khớp thường được tái tạo và sửa chữa bởi collagen, do đó, đau khớp có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt dưỡng chất này.

Collagen cũng cung cấp sự linh hoạt và đệm cho các khớp. Vì vậy, nếu cơ thể bạn không có đủ, các khớp sẽ dễ bị tổn thương hơn.

Phục hồi chấn thương chậm

Khi bạn bị chấn thương, cơ thể sẽ sản xuất collagen ở vùng ảnh hưởng để sửa chữa các mô tổn thương. Nếu nhận thấy cơ thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn bình thường, bạn có thể bị thiếu hụt collagen.

Huyết áp bất thường

Thành mạch máu được tạo thành từ collagen và do quá trình sản xuất collagen tự nhiên bị suy giảm theo tuổi tác, cơ thể sẽ khó khăn hơn trong việc điều chỉnh lại dòng chảy máu. Vì vậy, bạn có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến huyết áp bất thường bao gồm đau ngực, mệt mỏi, đau đầu mạn tính và chóng mặt.

 
Theo Phương Mai/ Zing News

Tin liên quan

Bệnh nhân mắc Corona bị viêm nha chu có nguy cơ tử vong cao gấp 9 lần

Một nghiên cứu cho thấy những người bị viêm nha chu có nguy cơ tử vong khi mắc bệnh nhiễm...

Trường hợp có nguy cơ bị di chứng hậu Covid-19

Những người trên 50 tuổi phải nhập viện và xuất hiện ít nhất 4 triệu chứng khi mắc Covid-19 có...

Da bé trai sưng phù, đau rát vì kiến ba khoang

Kiến ba khoang đốt khiến bé 5 tuổi bị viêm da tiếp xúc nặng, lan ra nhiều vùng trên cơ...

Tại sao muỗi luôn đốt bạn? Không phải do nhóm máu mà là do 4 'miếng mồi' này trên người...

Những dữ liệu liên quan cho thấy cứ 5 người thì có 1 người dễ bị "thu hút muỗi" hơn....

Khi nam giới ngủ, 3 vùng này trên cơ thể đổ mồ hôi nhiều ngầm cảnh báo thận đang bị...

Thận là cơ quan nắm giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh lý của nam giới. Thế...

5 kiểu đàn ông sớm muộn gì cũng mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt, điểm mặt thấy phần lớn nam...

Viêm tuyến tiền liệt rất nguy hại đối với nam giới, lâu ngày sẽ phát triển gây ra các vấn...

Thích ăn mặn liệu có tốt? Chuyên gia chỉ ra các dấu hiệu cơ thể 'kêu cứu' khi bạn thèm...

Nếu bạn có hứng thú với việc ăn mặn, bạn sẽ rất vui khi được ăn đầy một bàn với...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

8 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

8 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

8 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

23 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

23 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

23 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 3 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 3 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình