Phụ Nữ Sức Khỏe

Có những yếu tố nguy cơ này, bạn cần đề phòng ung thư gan "ghé thăm"

Nhiều trường hợp mắc ung thư gan không có triệu chứng gì nhưng đến viện thì đã ở giai đoạn rất nặng. Vì thế, vấn đề sàng lọc sớm trên các đối tượng có nguy cơ cao đóng vai trò rất quan trọng.

Thông tin được PGS.TS Nguyễn Công Long, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ bên lề hội thảo Cập nhật xử trí ung thư gan và các biến chứng xơ gan diễn ra ngày 25/11.

Ung thư gan đã "vượt" ung thư phổi trở thành bệnh ung thư phổ biến hàng đầu tại nước ta.

Theo PGS Long, ung thư biểu mô tế bào gan là một trong những bệnh ung thư thường gặp trên thế giới. Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm viêm gan virus B rất cao. Bệnh ung thư biểu mô tế bào gan vẫn đứng số 1 về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong với nam giới. Vì thế, ung thư gan là một gánh nặng bệnh tật rất lớn với Việt Nam.

Trong đó, xơ gan cũng là một nguyên nhân dẫn đến ung thư gan. Xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng như giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, hôn mê gan, nhiễm trùng dịch cổ trướng…

PGS.TS Nguyễn Công Long, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Nam Phương).

Hằng ngày Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật tiếp nhận nhiều trường hợp bị xơ gan, ung thư gan.

"Đáng chú ý, chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân ung thư gan không có triệu chứng gì nhưng đến viện thì đã ở giai đoạn rất nặng. Vì thế, vấn đề sàng lọc trên các đối tượng nguy cơ cao hết sức quan trọng", PGS Long nhấn mạnh.

Chẳng hạn, viêm gan virus B là yếu tố, nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan. Vì thế, những trường hợp bị viêm gan virus B cần được theo dõi định kỳ, tùy từng đối tượng, mức độ xơ của gan mà cách 3-6 tháng sàng lọc một lần. Bệnh nhân viêm gan B mà có biểu hiện xơ gan mức độ nặng thì cần theo dõi sát hơn, sàng lọc 3 tháng một lần.

Nhiều trường hợp phát hiện tổn thương gan rất sớm, thậm chí có kích thước 1cm. Khi đó, bệnh hoàn toàn có thể chữa được bằng các phương pháp điều trị triệt căn như phẫu thuật, đốt vi sóng, đốt sóng cao tần…

Bên cạnh đó, viêm gan virus C, xơ gan do lạm dụng rượu bia, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, béo phì… cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

"Chúng tôi cũng gặp một số bệnh nhân ung thư gan ở độ tuổi dưới 35. Trong đó, nguyên nhân chính là bị viêm gan virus B mạn tính, có tiền sử gia đình bố hoặc mẹ bị ung thư gan…", PGS Long chia sẻ.  

Theo các chuyên gia, hiện nay trên thế giới đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư gan (Ảnh: Thế Anh).
 

Ung thư gan cũng như nhiều bệnh ung thư khác, việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, trong hội thảo lần này, chuyên gia đầu ngành về gan, mật đến từ các bệnh viện lớn của Hàn Quốc sẽ chia sẻ thông tin hữu ích đặc biệt về phương pháp tiếp cận chẩn đoán sàng lọc ung thư gan, các phương pháp điều trị mới…

Những người cần tầm soát ung thư gan gồm:

- Những người mắc bệnh về gan và người có gia đình mắc ung thư gan

Những người mắc bệnh viêm gan virus B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ… hoặc trong gia đình có người mắc ung thư gan rất cần được tầm soát. Với người chưa tiêm vaccine phòng virus viêm gan B thì nên tiêm phòng sớm nhất để tránh nguy cơ nhiễm bệnh về sau.

- Những người béo phì, tiểu đường

Trong vài năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường, béo phì kèm theo ung thư gan trên thế giới đã gia tăng đáng kể. Đường máu và mỡ máu cao sẽ được tích tụ tại gan dẫn đến tổn thương thoái hóa các tế bào gan và dẫn tới xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan.

- Người uống nhiều đồ uống có cồn

- Những người ăn thực phẩm bị nấm mốc

- Người hay ăn thịt tươi sống nhiễm sán

Thực phẩm tươi sống không được chế biến kỹ càng (như ăn gỏi) thường chứa nhiều loại sán (sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ…). Trong đó có những loại sán khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy gan, gây ung thư gan.

- Người lạm dụng thuốc, hóa chất gây tổn thương gan

Một số thuốc, hóa chất nếu sử dụng hay tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho gan và dẫn tới ung thư gan như: thorotrast (trước đây được sử dụng cho chẩn đoán hình ảnh), vinyl chloride (sử dụng trong công nghiệp nhựa)…

Theo Nam Phương/Dân Trí

Tin liên quan

Ăn nhiều trái cây theo bác sĩ chỉ định giúp ngăn ngừa và thậm chí đẩy lùi bệnh ung thư,...

Trái cây và rau quả chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và chất phytochemical chống lại bệnh tật. Các nghiên...

Đặc tính chống ung thư bất ngờ trong loài hoa có nhiều ở Việt Nam

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra hai hợp chất polysaccharide và flavonoid có tiềm năng lớn trong...

Miền Bắc trở lạnh, cẩn trọng với bệnh viêm phổi

Khi trời trở lạnh, thay đổi nhiệt độ lớn khiến cơ thể không thích nghi kịp, đường thở dễ...

Vì sao đau nhức xương khớp vào mùa lạnh? Chuyên gia lý giải nguyên nhân, đưa ra lời khuyên sức...

Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia về lý do tại sao chúng ta thường đau cơ xương...

5 lợi ích bất ngờ của việc đi lùi không phải ai cũng biết

Đi lùi là một hoạt động ít người thực hiện, tuy nhiên nó lại mang lại nhiều lợi ích vô...

Ăn sáng với 25 g món này, chống được đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Một nghiên cứu mới từ Đức cho thấy việc hoán đổi một vài thứ trong bữa sáng có thể giúp...

Bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa

Đái tháo đường là một trong những bệnh lý nội tiết phổ biến có tỷ lệ mắc mới cao và...

Tin mới nhất

Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này vào buổi sáng, cần lập tức kiểm tra sức khỏe ngay

4 giờ trước

Dù là đàn ông hay phụ nữ, chỉ cần làm tốt 4 việc, tránh xa 4 thứ này sẽ không...

4 giờ trước

Người bị sỏi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì?

4 giờ trước

Nắng nóng, bệnh nhân đột quỵ tăng cao

6 giờ trước

Cẩm nang sức khỏe: Mách bạn ăn gì để tốt cho thận

12 giờ trước

Tiết lộ 5 lý do khiến khuôn mặt sung tấy khi thức dậy vào buổi sáng

12 giờ trước

Góc khuất của MC quốc dân trước khi xuất gia gieo duyên: Cuộc sống thăng trầm, lùm xùm chuyện tiền...

16 giờ trước

Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ 3 mẹo giảm đau tự nhiên bạn nên biết trước khi uống thuốc

16 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo thói quen phổ biến trước khi đi ngủ này có thể làm mối quan hệ “rạn...

16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình