Phụ Nữ Sức Khỏe

Có nên bỏ chế độ cộng điểm ưu tiên trong thi cử?

Từ năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục thay đổi cách tính điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học. Dù qua nhiều lần điều chỉnh, đến nay, cơ chế cộng điểm ưu tiên cho thí sinh luôn là vấn đề nóng, thu hút nhiều ý kiến đóng góp từ chuyên gia xung quanh việc nên hay bỏ điểm ưu tiên.

Điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng là mức điểm Nhà nước dành cho các thí sinh diện đặc biệt thuộc một trong các đối tượng và khu vực theo quy định.
Điểm ưu tiên được cộng thêm vào số điểm thi thực tế của thí sinh và là căn cứ để các trường xét trúng tuyển. Chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh nhằm tạo sự công bằng cho các thí sinh giữa các vùng miền khác nhau, đặc biệt ở những vùng có điều kiện tiếp cận giáo dục phổ thông chưa đồng đều. 

Sau nhiều lần điều chỉnh, mức độ điểm ưu tiên giảm dần theo thời gian. Trước năm 2003, thí sinh được cộng nhiều nhất 3 điểm ưu tiên khu vực. Từ năm 2004 đến 2017, tối đa là 1,5 điểm. Và từ 2018, điểm ưu tiên khu vực cao nhất là 0,75.

Để tạo công bằng cho thí sinh các vùng miền, Bộ GD&ĐT cho biết, từ năm 2023, Bộ sẽ thay đổi cách tính điểm ưu tiên.

Theo Quy chế tuyển sinh 2022, mức cộng điểm ưu tiên để xét tuyển đại học theo khu vực cao nhất là 0,75 điểm. Để tạo công bằng cho thí sinh các vùng miền, Bộ GD&ĐT cho biết, từ năm 2023, Bộ sẽ thay đổi cách tính điểm ưu tiên. Theo đó, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng 3 môn thi THPT để xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định. 

Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế.

Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở lên thiếu công bằng. Vì thế, điều chỉnh này nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục tình trạng có thí sinh đạt kết quả điểm xét tuyển là 30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển đại học, cao đẳng.

Sau nhiều lần điều chỉnh, việc nên hay bỏ điểm ưu tiên thu hút nhiều ý kiến đóng góp đa chiều từ chuyên gia và dư luận.

Theo PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thì chưa thể bỏ điểm ưu tiên trong thi cử. Bởi thực tế cho đến thời điểm hiện nay, điều kiện học tập ở các vùng miền của nước ta vẫn có sự khác biệt, không phải nơi nào cũng có điều kiện học tập như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.

Với thí sinh ở khu vực khó khăn, nhờ chính sách cộng điểm ưu tiên đã mở ra cơ hội trúng tuyển đại học cho nhiều em. Sau khi tốt nghiệp, các em quay về địa phương, làm cán bộ và phấn đấu từng bước để tạo sự phát triển kinh tế xã hội cho những vùng khó khăn.

Tuy nhiên, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ ví việc cộng điểm ưu tiên quá nhiều như việc một người uống thuốc quá liều sẽ gây tác dụng ngược. Thế nên, chuyên gia này cho rằng, cần tính toán, điểm ưu tiên ở mức độ nào để tạo được nguồn đào tạo chất lượng.

Năm 2023, xem xét không thực hiện việc xét tuyển sớm
Theo Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh. Rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT - tuyển sinh đợt 1.

Theo ĐV/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Mưa lớn gây sạt lở vùi lấp hàng trăm ngôi mộ ở nghĩa trang Hòa Sơn

Trong đợt mưa lớn khốc liệt hoàn lưu cơ bão số 5 vừa qua, đã gây sạt lở dữ dội...

Hàng loạt ô tô chết máy chìm trong nước ở Đà Nẵng có được bồi thường?

Cơn mưa lớn trong nhiều giờ diễn ra vài ngày trước tại Đà Nẵng đã khiến hàng loạt ôtô ngập...

Bão Nesat sẽ tăng cấp khi vào Biển Đông trong 24 giờ tới

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, sáng 16/10, bão Nesat cường độ mạnh lên...

"Con nói giúp bà con xong rồi về lo nhà mình, sao thất hứa với mẹ Cường ơi!"

Mỗi lần tỉnh dậy, bà Nguyễn Thị Sớt nhờ con con dâu dìu ra để ôm lấy di ảnh, mân...

TP.HCM: Bé trai khoảng 15 tuổi tá hỏa phát hiện cha mẹ tử vong trong nhà

Bé trai khoảng 15 tuổi đi học về nhà ở con hẻm đường Xuân Thới Thượng 9 (xã Xuân Thới...

Nguyên nhân 2 vợ chồng tử vong trong căn nhà ở TP.HCM

Qua khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai những người liên quan, cảnh sát nhận định người chồng đã...

Danh tính 3 công nhân mất tích sau sự cố sập mỏ titan ở Bình Thuận

Đến sáng nay (16/10), lực lượng chức năng huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận vẫn đang tích cực tìm...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

1 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

2 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

2 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

2 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

3 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 20 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình