Phụ Nữ Sức Khỏe

Cô gái được bạn trai cho sụn tai để nâng mũi: Thực hư ra sao, chuyên gia nói gì?

Mới đây, mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh được cho là một cặp đôi, trong đó, cô gái được bạn trai cho sụn để nâng mũi. Phương pháp này liệu có khả thi?

Có bao nhiêu dạng nâng mũi?

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ được thực hiện ở vùng mũi để đổi hình dạng hay kích thước mũi; cải thiện các khiếm khuyết ở mũi như sống mũi thấp, mũi lệch, mũi gồ; phần đầu mũi tròn, to; cánh mũi bè, dày hoặc thô; kích thước của mũi không cân xứng, quá to với khuôn mặt,.... Nhờ đó, mang lại mũi hài hòa với khuôn mặt.

Trong điều trị, phẫu thuật nâng mũi cũng được thực hiện để cải thiện các vấn đề về hô hấp hoặc chỉnh sửa những biến dạng do dị tật bẩm sinh hoặc do chấn thương gãy mũi, vẹo mũi,...

Hiện nay, có hai phương pháp chính để nâng mũi là nâng mũi phẫu thuật và nâng mũi không phẫu thuật.

Nâng mũi phẫu thuật bao gồm 2 phương pháp chính, dựa trên việc thay đổi cấu trúc sụn mũi là nâng mũi sụn nhân tạo và nâng mũi sụn tự thân.

Nâng mũi không phẫu thuật bao gồm nâng mũi bằng tiêm filler, nâng mũi bằng chỉ,....

Nâng mũi bọc sụn hoặc tái cấu trúc cho vẻ đẹp tự nhiên. Ảnh: Internet

Theo Bác sĩ Trịnh Văn Minh, chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ thông tin trên Báo Dân Trí cho biết, nâng mũi sẽ bắt buộc gây mê khi dùng sụn tự thân (sụn sườn) dùng làm đầy, nâng cao dáng mũi. Với các phương pháp nâng mũi khác như nâng mũi cấu trúc sụn tai, mũi bọc sụn… thì chỉ cần gây tê là đủ. Thời gian can thiệp phẫu thuật từ 1-3h hoặc lâu hơn tùy tình trạng mũi, độ khó, cũng như tay nghề của bác sĩ.

Lựa chọn phương pháp nâng nào còn tùy thuộc vào nền tảng mũi gốc và nhiều yếu tố khác. Trường hợp khách hàng có nền tảng đầu mũi đủ dài, tương đối phù hợp với khuôn mặt, chỉ thiếu phần sóng thì có thể lựa chọn nâng mũi bọc sụn.

Cô gái nâng mũi bằng sụn tai của bạn trai: Chuyên gia nói gì?

Gần đây, mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh được cho là của một cặp đôi, trong đó cô gái khoe rằng đã được người yêu cho sụn tai để nâng mũi. Theo TS.BS Tống Hải, Chủ nhiệm khoa Vi phẫu và Tái tạo, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia chia sẻ trên Báo VietNamNet, không thể lấy sụn tai của người này ghép trực tiếp cho người kia vì sẽ có nguy cơ đào thải sụn ghép. Nếu muốn ghép cần có nghiên cứu xử lý sụn tai trước khi ghép, bảo quản trong dung dịch giữ tươi thì mới được thực hiện và điều kiện tiên quyết là phải được cơ quan quản lý cho phép.

Về lý thuyết có thể lấy sụn tai của người khác để ghép nâng mũi, tuy nhiên thực tế không bác sĩ thẩm mỹ nào làm. Bên cạnh đó, lấy sụn tai tự thân để nâng mũi là phương pháp phổ biến trước đây, tuy nhiên hiện nay có nhiều phương pháp thay thế khác.

việc lấy sụn ở tai sẽ gây khuyết sụn ở tai, lấy nhiều có thể gây biến dạng tai không hồi phục. Ảnh minh họa 

Sụn tai tự thân có nhiều đặc điểm tương đồng với sụn vùng mũi, mềm, đủ độ dày, có thể bọc đầu mũi, dựng trụ mũi, ghép cánh mũi, dễ lấy. Nhược điểm là khi dựng trụ sẽ không cứng như sụn sườn, bọc đầu mũi có thể tiêu, hoặc gây co đầu mũi sau thời gian muộn. Hơn nữa, việc lấy sụn ở tai sẽ gây khuyết sụn ở tai, lấy nhiều có thể gây biến dạng tai không hồi phục.

Do đó, nếu có nhu cầu nâng mũi, bạn cần đến các cơ sở y tế đã được cấp phép, đảm bảo tiêu chuẩn y tế, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ, có kinh nghiệm, vật liệu sử dụng được cho phép của Bộ Y tế.

Nâng mũi - đừng vì làm đẹp mà trả giá quá đắt

Theo bác sĩ Charlie Trần - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam chia sẻ trên VnExpress, biến chứng sau nâng mũi chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng hậu quả để lại nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, diện mạo.

1. Những triệu chứng cảnh báo nguy cơ biến chứng:

- Mũi nhiễm trùng gây co rút, mũi biến dạng.

- Ngay sau phẫu thuật mũi méo mó, sưng nhiều, đỏ tấy, tụ máu ở mắt do khâu phục hồi có vấn đề.

- Sau phẫu thuật khoảng 2-3 ngày, mũi méo mó, không cân đối (biển hiện sớm nhất), xuất hiện vết thâm tím bất thường, đen, nguy cơ hoại tử da.

- Bên cạnh đó, bạn cần cảnh giác với một số biểu hiện bất thường sau nâng như: sốt đột ngột, tụ dịch, tấy đỏ hoặc đen một vùng da trên mũi, lệch vẹo...

- Sau một thời gian nâng mũi, mũi lộ sống, lộ đầu mũi, đầu mũi bóng đỏ...

 

2. Cách xử lý tình trạng mũi bị biến chứng

- Để sửa mũi hỏng sau nâng, trước tiên, cần thăm khám để xác định lý do biến chứng như hỏng do sụp cánh mũi, cấu trúc, lộ chất liệu,... từ đó đưa ra phương pháp khắc phục chính xác.

- Mũi vẹo lệch: cách khắc phục là mổ lại, tạo khoang mới đặt sống mũi thích hợp.

- Mũi lộ sống, lộ đầu mũi: phải tháo sụn ra, vệ sinh làm sạch, cấy khoang, đặt dữ liệu đến khi mũi hồi phục bình thường (từ 6 tháng đến một năm) mới phẫu thuật lại được. Các bác sĩ sẽ bỏ sống cũ, đặt lại sống mũi mềm hợp hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác.

- Mũi bị bóng đỏ: thay sống mềm mại hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu thấy cần thiết.

- Biến dạng ở lỗ mũi, lệch trụ mũi: dùng các kỹ thuật tạo hình, sử dụng sụn tự thân để sửa chữa các biến dạng.

- Mũi biến dạng nặng (mũi hỏng): sửa khó vì mô mềm, tổn thương chất xơ, xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, chỉnh hình lại mũi bằng sụn sườn. Trường hợp mũi phức tạp cần khắc phục bằng cách phối hợp nhiều phương pháp.

Để hạn chế tối đa biến chứng sau nâng mũi, bạn cần chọn cơ sở thẩm mỹ có uy tín, tránh nâng mũi tại các spa trái phép. Đồng thời, khách hàng cần thực hiện đúng chỉ thị của bác sĩ trong việc chăm sóc, dùng thuốc kháng sinh, ăn uống sau nâng mũi.

 

Lam Lam (t/h)

Tin liên quan

Cô gái 30 tuổi bị suy buồng trứng, rất thích ăn một món được các bác sĩ chỉ ra chứa...

Chỉ mới 30 tuổi nhưng cô gái được các bác sĩ kiểm tra cho thấy tình trạng suy buồng trứng,...

Cảnh báo: Các thói quen ăn uống của chị em gây béo bụng, tích tụ mỡ vòng 2 gây hại...

Thói quen trong quá trình ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ và cân nặng. Do đó, đối...

Ốc cực kỳ hấp dẫn nhưng 'đại kỵ' với 5 nhóm người này, dù thèm mấy cũng đừng ăn kẻo...

Ốc dù thơm ngon và chứa nhiều thành phần dưỡng chất, tuy nhiên nếu thuộc 5 nhóm người này thì...

Top 6 thực phẩm dư thừa calo và dễ gây viêm nhiễm nhất

Những thực phẩm này không chỉ khiến bạn tăng cân chóng mặt mà còn hủy hoại sức khỏe từng ngày,...

2 món ăn 'khoái khẩu' nhiều người mê lại là thủ phạm 'đục đẽo' lá gan, gây tổn thương nghiêm...

Là những món ăn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này dễ gây bệnh, kí...

4 kiểu ăn canh quen thuộc lại làm tăng nguy cơ ung thư, gây bệnh tật, bỏng rát: Đặc biệt...

Các món canh rau củ vốn cung cấp nhiều dưỡng chất và được khuyến khích nạp cho cơ thể. Tuy...

Sự nguy hiểm của việc uống quá nhiều nước

Nước là thành phần thiết yếu không thể thiếu để duy trì sự sống cho cơ thể. Tuy nhiên nếu...

Tin mới nhất

WATF - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

11 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

12 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

12 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

12 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

13 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

2 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

2 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình