Cô gái vào viện cấp cứu vì ngộ độc do ăn… ốc
Vào buổi tối, cô Triệu và một vài người bạn tụ tập ăn tối bên ngoài, không nghĩ nhiều, theo thường lệ gọi một phần ốc xào. Uống một chút bia, ăn ốc bùn răng cưa, ngồi nói chuyện rất vui vẻ. Không ngờ, chỉ hơn 1 tiếng sau, cô Triệu đã xuất hiện triệu chứng như tê tay, buồn nôn, chóng mặt và ngứa ngáy.
Ngay sau đó, cô Tiệu có tìm hiểu một chút trên internet, sau khi đối chiếu, phát hiện bản thân rất có khả năng là bị “ngộ độc ốc bùn răng cưa” . Đặc biệt khi nhìn thấy dòng chữ “ngộ độc ốc bùn răng cưa nghiêm trọng có thể dẫn đến cái chết”, cô ngồi không vững, và lập tức được bạn bè đến Trung tâm Y tế cấp cứu của Bệnh viện thứ hai Ngân Châu thành phố Ninh Ba.
Sau khi kiểm tra chi tiết, cô Triệu được chuẩn đoán bị ngộ độc ốc bùn răng cưa, sau một loạt các biện pháp như rửa ruột, tháo dạ, chuyền dịch, thì các vấn đề của cô Triệu trước mắt đã được giải quyết.
“Trước đây tôi cũng đã ăn ốc bùn răng cưa vài lần, lần này là lần đầu tiên bị trúng độc”. Cô Triệu nói.
Bác sĩ Vương Hậu Hưng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế cấp cứu của Bệnh viện thứ hai Ngân Châu thành phố Ninh Ba nói: “May mắn, cô Triệu đã kịp thời đến bệnh viện, hiện không còn gặp vấn đề nguy hiểm, tuy nhiên điều này chứng tỏ việc ăn ốc bùn răng cưa cần phải cẩn thận”.
Tại sao cô Triệu ăn ốc lại bị ngộ độc?
Bác sĩ Vương Hậu Hưng giải thích: Ốc bùn răng cưa, tên khoa học là Nassariidae, có chứa độc tố tetrodotoxin, nấu ở nhiệt độ bình thường rất khó để tiêu diệt nó. Đây là loại độc tố làm tổn thương đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thẩy gây tử vong.
Có hơn 60 loại ốc Nassariidae. Ốc Nassariidae bình thường được gọi là ốc bùn răng cưa, các loại khác nhau về màu sắc, và một số được gọi là ốc vàng nhỏ. Vào mùa xuân ốc bùn răng cưa có nhiều nhất. Ốc bùn răng cưa được phân bố chủ yếu ở các khu vực ven biển. Ốc kết cấu được đặc trưng bởi một cái đuôi mảnh dài khoảng 1 cm và rộng khoảng 0,5 cm, bằng kích thước của ngón tay cái.
Trương Tố Bình, một nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết, bản thân ốc không độc, nhưng chúng ăn xác chết của cá và các loại động vật khác, đồng thời chúng còn ăn một số loại tảo và các mảnh vụn hữu cơ để duy trì sự sống.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự thay đổi môi trường biển và sự xuất hiện thường xuyên thủy triều đỏ độc hại, dẫn đến sản sinh độc ở các loại tảo và xác chết của động vật biển, khi ốc ăn các loại xác chết này thì các độc tố vẫn tồn tại trong dạ dày và tích tụ thành tetrodotoxin.
Đầu năm 2012, Bộ Y tế Trung Quốc đã ban hành một thông báo nói rằng có rất nhiều sự cố ngộ độc do ăn ốc ở Chiết Giang và những nơi khác. Sau khi ăn, nó có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nôn mửa, đau bụng, tê rát bỏng ở đầu lưỡi, tê tay,... Thời gian ủ bệnh là ngắn nhất là 5 phút và dài nhất là 4 giờ. Khi trúng độc được đưa đến bệnh viện kịp thời sẽ có lợi cho việc điều trị. Đối với độc tố ở ốc bùn răng cưa, trước mắt vẫn chưa có thuốc đặc trị để giải độc.
Ông Lưu Định Khang, nhà nghiên cức thuộc Chi cục thủy sản tỉnh Chiết Giang, đã từng nói rằng: “Độc tính của ốc bùn răng cưa cao gấp hàng trăm lần so với asen, ăn vào có thể gây tử vong, người trưởng thành sử dụng 10g thịt ốc có thể gây những triệu chứng ngộ độc bình thường, sử dụng 50-100g thịt có thể dẫn đến mất mạng”.
Đề phòng ngộ độc khi ăn ốc biển
Tuyệt đối không khai thác, đánh bắt và tuyệt đối không sử dụng, không “thử nghiệm” các loại ốc biển nghi ngờ có độc, các loài ốc biển lạ, màu sắc sặc sỡ (ốc ma) để chế biến thành thức ăn.
Đối với các loại ốc biển khi sử dụng làm thức ăn đều phải sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn: ngâm, thả vào môi trường để nước để kích thích đào thải hết căn bã, chất tiết trong ruột, tuyến bọt (nước muối nhạt, nước vôi nhạt, dấm ăn…); rửa sạch bằng nước sạch, để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến. Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, không qua sơ chế, vệ sinh sạch sẽ.
Nếu sau khi ăn ốc biển mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như tê, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi, đau đẩu, đau bụng, buồn nôn… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.