Phụ Nữ Sức Khỏe

Có đến 80% trẻ gặp vấn đề tỳ vị hư, mẹ làm sao để phòng tránh và cải thiện cho trẻ?

Tỳ vị hư ở trẻ em gây nhiều tác hại đến sức khỏe và khiến trẻ gặp trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày. Mẹ cần hiểu rõ các biểu hiện của bệnh để có cách phòng ngừa và cải thiện tích cực.

Thế nào là tỳ vị hư ở trẻ em?

Theo Đông y, “tỳ” chủ về chuyển hóa, “vị” lại chủ về dung nạp, hấp thu. Tức là khi trẻ ăn uống, dạ dày sẽ tiếp nhận lượng thực phẩm này, làm các công tác “gia công” bằng chức năng của nó, sau đó “tỳ” sẽ hấp thu những dưỡng chất tinh túy vận chuyển đến các các quan trong cơ thể, còn những chất thải sẽ được chuyển xuống ruột để đẩy ra ngoài.

Tỳ vị hư khiến trẻ dễ bị bệnh, đặc biệt là cảm sốt
Tỳ vị hư khiến trẻ dễ bị bệnh, đặc biệt là cảm sốt - Ảnh minh họa: Internet

Cũng đứng từ góc độ Đông y để lý giải thì tỳ vị hư có hai phương diện, một là “tỳ hư”, một loại khác là “vị hư”. Thông thường chúng ta sẽ nói chung lại là tỳ vị hư vì chức năng của hai bộ phận này luôn kết nối chặt chẽ với nhau.

Khi trẻ mắc chứng tỳ vị hư, tình trạng dinh dưỡng của cả cơ thể sẽ trở nên kém đi, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như là trẻ dễ bị cảm, ho, biếng ăn, đổ mồ hôi nhiều, đại tiện phân khô cứng hoặc đau bụng tiêu chảy.

Triệu chứng trẻ có nguy cơ bị tỳ vị hư

Tiêu hóa kém khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng và trở nên biếng ăn
Tiêu hóa kém khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng và trở nên biếng ăn - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ còn nhỏ nên có thể chưa nhận biết rõ những biến đổi trong cơ thể và cũng khó biểu đạt cho bố mẹ biết. Chính vì vậy, người lớn cần để tâm quan sát nhiều hơn trong mọi sinh hoạt của trẻ nhỏ. Thông thường tỳ vị hư ở trẻ em sẽ có 4 biểu hiện phổ biến như sau:

- Tỳ vị hư sẽ khiến chức năng tiêu hóa của dạ dày, đường ruột bị yếu đi, khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống. Trẻ dễ sinh ra biếng ăn, đặc biệt là ghét ăn các loại thực phẩm chính mà điển hình là cơm hằng ngày.

Táo bón mang tính hàn cũng là biểu hiện của hệ tiêu hóa bị suy yếu do tỳ vị hư
Táo bón mang tính hàn cũng là biểu hiện của hệ tiêu hóa bị suy yếu do tỳ vị hư - Ảnh minh họa: Internet

- Cũng do khả năng hoạt động của tỳ vị bị yếu nên trẻ dễ có hiện tượng táo bón mang tính hàn, tức là đại tiện khó khăn, phân đi ra phần đầu khô cứng nhưng phần sau lại có trạng thái nát.

- Trẻ bị tỳ vị hư còn có biểu hiện nổi gân xanh trên mặt. Đây là triệu chứng khá rõ nét nên bố mẹ nên chú ý để kịp thời phát hiện vấn đề tỳ vị của trẻ và có biện pháp điều trị sớm.

- Khi bạn ngửi thấy hơi thở của trẻ có mùi hôi chua, lưỡi dày và trắng hơn bình thường thì đến 80% - 90% là trẻ đã bị tỳ vị hư.

Hơi thở có mùi hôi chua là biểu hiện rõ nét của chứng tỳ vị hư ở trẻ em
Hơi thở có mùi hôi chua là biểu hiện rõ nét của chứng tỳ vị hư ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Cần làm gì để cải thiện và phòng ngừa chứng tỳ vị hư ở trẻ?

Tỳ vị hư chủ yếu nhất là điều chỉnh từ việc ăn uống hợp lý cho trẻ. Uống thuốc chỉ là biện pháp hỗ trợ và còn có thể gây tác dụng phụ. Do chức năng tỳ vị của trẻ vốn đang yếu, nếu uống quá nhiều thuốc kháng sinh nhiều khi còn khiến bệnh tình nặng thêm.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo: Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ cần làm tốt nguyên tắc “2 tránh, 1 bổ” trong ăn uống của trẻ.

Thứ nhất, mẹ nên tránh cho trẻ ăn đồ quá lạnh để giảm bớt kích thích cho tỳ vị. Kem, nước đá, nước ướp lạnh đều ảnh hưởng chức năng tiêu hóa, gây ra áp lực nặng hơn cho tỳ vị của trẻ. Ngoài ra, thức ăn quá cay nóng cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.

Thứ hai, các thực phẩm nhiều dầu mỡ và axit béo cũng là kẻ thù đối với sức khỏe tỳ vị. Do hệ tiêu hóa chưa đủ khả năng phân giải hết lượng lipit mà trẻ ăn vào nên dễ tích tụ trong cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề như béo phì, tỳ vị hư.

Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh để tránh kích thích hệ tiêu hóa khiến tình trạng nặng hơn
Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh để tránh kích thích hệ tiêu hóa khiến tình trạng nặng hơn - Ảnh minh họa: Internet

Ngược lại, mẹ nên bổ sung nhiều bột Whey protein cho trẻ, đây là loại sữa bột có tác dụng điều dưỡng cho tỳ vị ở trẻ em.

Bột Whey protein thúc đẩy cân bằng các nhóm vi khuẩn trong dạ dày, đường ruột, tăng cường chức năng tỳ vị, giúp trẻ giảm nguy cơ bị tỳ vị hư, đồng thời hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Hoài Ngọc (Theo Sohu)

Tin liên quan

Tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, tránh nguy cơ biếng ăn về sau cha mẹ cần làm gì?

Tập ăn dặm cho trẻ đúng cách để con hấp thụ đa dạng nguồn dưỡng chất không phải là điều...

Mách mẹ cách nấu cháo hạt sen cho trẻ ăn dặm, bổ sung nhiều dưỡng chất

Sự kết hợp của hạt sen cùng một số thực phẩm cơ bản sẽ giúp mẹ có được nồi cháo...

Những quy tắc mẹ cần nhớ để cho trẻ ăn dặm đúng cách

Khi cha mẹ quyết định tập cho bé ăn dặm, cần tuân thủ những quy tắc cho trẻ ăn dặm...

Học ngay cách nấu cháo cá lóc cho trẻ ăn dặm, xóa tan nỗi lo còi xương, suy dinh dưỡng

Trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc các bậc cha mẹ tìm hiểu những món cháo giàu...

7 mẹo tự nhiên chữa đau dạ dày ở trẻ đơn giản mà hiệu quả

Tuy đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến nhưng nó thường không nghiêm trọng nên bạn có thể...

Viêm dạ dày ở trẻ: Nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị và giúp trẻ mau chóng...

Dấu hiệu nhận biết chính xác bệnh viêm dạ dày ở trẻ

Viêm dạ dày là bệnh lý khá nguy hiểm đối với trẻ bởi nếu mắc khi còn nhỏ thì có...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

11 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

11 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

11 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 2 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 2 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 2 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 6 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình