Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia ung bướu mách bạn cách đối diện khi bị ung thư

Bị ung thư với nhiều người như rơi vào vực sâu và họ phải bỏ bao nhiêu tương lai phía trước thậm chí có người đã ngất xỉu vì coi đây là án tử.

Bệnh nhân suy sụp, sợ hãi

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM, chia sẻ nhiều bệnh nhân ung thư với họ như là vực thẳm.

Nguyễn Thị V.A. (31 tuổi) chuẩn bị kết hôn nên đã tự mình đi kiểm tra sức khỏe tổng quát tiền hôn nhân vì muốn có một sức khỏe tốt trước khi làm mẹ.

Tuy nhiên, may mắn không tới với cô vì trong lần tầm soát bác sĩ phát hiện có khối u buồng trứng 5cm, sinh thiết ban đầu lành tính và phải phẫu thuật. V. A. đã được các bác sĩ nội soi cắt khối u ở một bệnh viện lớn trong thành phố.

Bệnh nhân ung thư thường suy sụp nhanh chóng - Ảnh minh họa: Internet

Sau phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh lại ung thư buồng trứng thể hiếm gặp ở phụ nữ. V.A. được bác sĩ nội khoa chuyển sang chuyên khoa ung bướu. Khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ Tiến cho biết V. A. chưa biết mình bị ung thư. Cô vẫn nghĩ đó là lành tính.

Xem hồ sơ, bác sĩ Tiến đã giải thích bệnh nhân biết về bệnh của mình và dặn cô bình tĩnh nghe bác sĩ nói. Mặt V. A. đỏ lên và ngay khi bác sĩ nói đó là ung thư. V.A. khóc, hai hàng nước mắt như suối, cô gục xuống bàn nức nở như mọi thứ sụp đổ dưới chân mình.

Với cô gái trẻ như V.A. chuẩn bị lập gia đình thì đây thực sự là ác mộng. Mọi tương lai với cô như khép lại. Bác sĩ giải thích về bệnh, V. A. càng khóc hơn. Cô chỉ có hai lựa chọn cắt 2 buồng trứng, tử cung cắt đại võng. Nếu mổ như vậy, khả năng trị khỏi bệnh khá cao.

Phương án 2 là mổ nội soi lại cắt buồng trứng, phần phụ đó và cắt đại võng. Sẽ bảo tồn tử cung sanh đẻ, nhưng sau khi có con rồi bắt buộc phải cắt hết tử cung buồng trứng. Nghe bác sĩ giải thích xong, V.A càng khóc to hơn.

Bác sĩ Tiến cho biết trường hợp của cô gái trẻ trên hầu như là tâm trạng chung của những người khi được bác sĩ cho biết họ bị ung thư, nhất là người trẻ.

Làm gì khi bị ung thư?

Khi biết mình ung thư, bệnh nhân thường đau khổ, tuyệt vọng, chẳng còn tha thiết làm điều gì nữa. Nhiều người sợ hãi, hoảng loạn, tìm mọi cách để cứu chữa bản thân. Và bắt đầu tìm đủ phương cách điều trị cho mình từ đông y, nam ý, thuốc và cuối cùng hầu như họ lại quay về với nền y học hiện đại.

Theo bác sĩ Tiến, dù điều trị bằng bất kể phương pháp nào thì tế bào ung thư vẫn không bao giờ bị tiêu diệt sạch hoàn toàn khỏi cơ thể bởi vì khi mới bắt đầu hình thành và phát triển, tế bào ung thư đã xâm lấn các mao mạch máu và đã chu du theo máu đến khắp nơi trong cơ thể như gan, phổi, xương...

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Dưới tác động của hóa chất, xạ trị tế bào ung thư thu mình lại và có một vỏ bọc cực kỳ chắc bác sĩ thường nói có thể bom nguyên tử cũng không phá được. Khi miễn dịch bệnh nhân suy giảm thì người tế bào này bung vỏ bọc đó ra và chạy tới các bộ phận khác như gan phổi.

Chính vì thế, bác sĩ Tiến khuyên mọi bệnh nhân ung thư sau khi điều trị phải có một kế hoạch chi tiết và đầy sẵn sàng để đối phó sự trở lại của tế bào ung thư. Ngoài duy trì những công việc quen thuộc đã làm cho gia đình và xã hội, phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, vui chơi, thể dục thể thao phù hợp... nhằm quên đi căn bệnh ung thư và quan trọng nhất là làm tăng sức đề kháng trong cơ thể để chống lại sự hồi phục của tế bào ung thư.

Người bệnh cần tăng cường bổ dưỡng sau khi điều trị ung thư. Bồi bổ bằng thực phẩm và các chất thiết yếu, sau phẫu thuật giúp nhanh lành vùng mổ và hồi phục tế bào bình thường bị tổn thương.

Bồi dưỡng sau hóa trị và xạ trị để làm tế bào ung thư tăng nhạy thuốc, nhạy tia – giúp hóa và xạ diệt được nhiều tế bào bướu. Không nên ăn kiêng, ăn chay thái quá thiếu chất. Cần ăn đủ chất, phong phú đa dạng nhiều rau xanh, trái cây, cá, giảm thịt, các thực phẩm có chứa chất bảo quản, hóa chất.

Người bệnh cần tham khảo bác sĩ dinh dưỡng về ung thư để có kế hoạch ăn uống tốt cho cơ thể, bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa bia rượu, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập phù hợp với thể lực của mình.

Về tâm lý, đây là một yếu tố quan trọng giúp người bệnh sống cùng với ung thư. Người bệnh nên tham gia câu lạc bộ của những người bị ung thư để vui chơi, du lịch, chia sẻ những lợi ích trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư và đừng từ bỏ hy vọng trong điều trị ung thư.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung cho người chưa quan hệ có cần thiết?

Việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung cho người chưa quan hệ là điều rất cần thiết. Bởi bệnh...

Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung phát triển theo từng giai đoạn, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời...

Những món ăn ngon dễ làm từ đậu phụ

Đậu phụ là món ăn đơn giản nhưng nếu chị em khéo léo biết cách chế biến sẽ tạo nên...

Pha nước chấm nem cuốn theo cách này, ăn thử một lần nhớ mãi vì quá ngon

Thiếu gì chứ không thể thiếu nước chấm, vì vậy để món nem cuốn trở nên thơm ngon và gợi...

Cấy que tránh thai: Những điều chị em phụ nữ phải biết

Cấy que tránh thai là phương pháp mới được sử dụng. Nó được xem là an toàn và nhiều ưu...

Món nên ăn sau cơn say để hồi phục sức khỏe

Trứng, khoai lang, súp và uống trà chanh, nước dừa, nước điện giải giúp phục hồi sức khỏe, bổ sung...

6 thực phẩm có độc chất bạn nên cẩn trọng khi chế biến

Mật ong chưa tiệt trùng, sắn, khoai tây mọc mầm, cà chua xanh, hạt điều mốc, cá ngừ là thực...

Tin mới nhất

Tạm biệt các vấn đề về tiêu hóa bằng trà bạc hà và hạt rau mùi

1 giờ trước

Ai cũng ăn bắp cải trắng, loại bắp cải chứa gấp 10 lần chất cực tốt cho miễn dịch này...

3 giờ trước

Sáng ăn rau rất tốt, nhưng cần 'tránh xa' các loại rau thông dụng này vì gây hại cho dạ...

3 giờ trước

10 loại thực phẩm giúp tăng cường lượng magiê tốt nhất

5 giờ trước

Đây là món ăn nhẹ giúp chống viêm và giảm cân

5 giờ trước

Một số loại rau củ tốt nhất giúp giảm mỡ bụng

5 giờ trước

Thực hiện những mẹo này để ngừng tiêu thụ đồ ăn vặt

17 giờ trước

Đây là những lợi ích của việc tiêu thụ chất béo lành mạnh

18 giờ trước

Ăn trước 7 giờ tối có thể giúp bạn giảm cân ra sao?

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình