Phụ Nữ Sức Khỏe

Cấy que tránh thai: Những điều chị em phụ nữ phải biết

Cấy que tránh thai là phương pháp mới được sử dụng. Nó được xem là an toàn và nhiều ưu việt nhất hiện nay, được nhiều chị em phụ nữ sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cấy que cũng có thể gặp tác dụng phụ.

Rong kinh cả tháng vì que cấy

Chị Hoàng Diệu Thu (32 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) đến phòng khám đông y lấy thuốc vì bị rong kinh cả tháng trời. Chị Thu không hợp với đặt vòng tránh thai. Khi đặt vòng chị đều bị đau lưng thậm chí đau không đứng thẳng người lên được nên đành phải đi tháo vòng. Sử dụng viêm uống tránh thai thì gây khô rát khi quan hệ vợ chồng, mặt mọc mụn nên chị cũng đành bỏ. 

Khi nào lỡ thì chị đành sử dụng viên uống khẩn cấp. Tuy nhiên, viên uống khẩn cấp cũng làm chị méo mặt vì có lúc chậm kinh, lúc nhanh hơn chu kỳ bình thường. Chị bị vỡ kế hoạch nhiều lần và phải bỏ thai hai lần.

Đến lần vừa qua, chị để sinh con. Chị Thu kể sau sinh con thứ 3 chị đã chọn cấy que tránh thai để kế hoạch hoá gia đình.

Rong kinh do sử dụng que tránh thai - Ảnh minh họa: Internet

Cả hai bé sau đều là vỡ kế hoạch nên chị lo nếu không sử dụng que tránh thai sẽ vỡ kế hoạch tiếp. Tuy nhiên, khi cấy que tránh thai chị về nhà thường xuyên bị nôn ói, người mệt mỏi. Chị được tư vấn đó là tác dụng phụ của tránh thai rồi sẽ hết, chị cố chịu.

Đến tháng thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt sau đặt que tránh thai, chị Thu bị rong kinh cả tháng trời khiến người mệt mỏi, khó chịu. Vì tiếc tiền cấy que mất 4,5 triệu nên chị không muốn tháo ra. Chị cố chịu và tìm đến bác sĩ Đông y với hi vọng điều hoà kinh nguyệt giúp chị thoát khỏi những bí bích từ que tránh thai mang lại.

Trường hợp của chị Lê Thị Bích (34 tuổi, Long Biên, Hà Nội) thì không bị rong kinh, không nôn ói. Tuy nhiên, sau 11 tháng cấy que tránh thai chị Bích cảm thấy mình không còn nhu cầu tình dục. Mọi ham muốn đều giảm. Chị rơi vào trạng thái vô kinh. Hàng tháng đều đến chu kỳ nhưng chị trở nên khó tính hơn, hay stress, đặc biệt mặt và lưng rất nhiều mụn. 

Chị đành phải đi tháo các que cấy dù còn gần 3 năm sử dụng nữa. Chị Bích cho biết chị cũng thuộc vào người “mắn” vì chỉ lỡ là dính. Chồng chị lại không chịu sử dụng bao cao su, phó thác việc tránh thai cho vợ. Tuy nhiên, từ sau khi thấy vợ khổ sở vì que tránh thai hành, chồng chị đã khuyên vợ đi tháo ra và chuyển sang sử dụng bao cao su.

Cấy que tránh thai như thế nào?

Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung, Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM, que cấy tránh thai dùng một hay các que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone cấy vào dưới da. Sau khi được đưa vào cùng da dưới cánh tay, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 5 năm.

Bác sĩ Trung cho biết hormone sử dụng trong que cấy tránh thai là progesterone: levonorgestrel hay etonogestrel.

Số lượng que cấy có thể từ 1 đến 6 que tùy loại. Cấu que có thể sử dụng cho các bà mẹ đang cho con bú, phụ nữ trên 40 tuổi, người có u xơ tử cung có thể sử dụng Implanon an toàn. Các bà mẹ tốt nhất nên đợi trẻ hơn 6 tuần tuổi mới bắt đầu sử dụng que cấy này.

Cấy que tránh thai ưu việt hơn nhưng vẫn có tác dụng phụ - Ảnh minh họa: Internet

Đây được xem là phương pháp tránh thai hiện đại được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, bác sĩ Trung cho biết do que tránh thai có chứa hormone, Implanon có thể tạo ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Các trường hợp hay gặp đó là vài tháng đầu triệu chứng có thể xảy ra là ra kinh ít hơn, ngắn hơn hay rong kinh trên 8 ngày, rong huyết, không có kinh. Sau 1 năm thì Implanon thường hay gây vô kinh.

Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn … Các triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian.

Que cấy tránh thai chỉ đặt 1 lần duy nhất, chỉ với 1 que cấy, không yêu cầu người sử dụng phải tuân thủ. Không phải uống thuốc mỗi ngày hay phải chuẩn bị trước mỗi lần quan hệ, cũng không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục.

Nhược điểm của cấy que tránh thai thường gây rong kinh trong vài tháng đầu. Sau  một năm sử dụng, que cấy hay gây ra tình trạng vô kinh.

Bác sĩ Trung cho biết, việc vô kinh không phải là bệnh lý nên chị em không cần quá lo lắng. Với những phụ nữ bị bệnh tim mạch thì không nên sử dụng phương pháp cấy que tránh thai. Việc rong kinh hoặc tác dụng phụ nôn ói, mệt mỏi kéo dài nếu không chịu được chị em có thể lấy que tránh thai ra.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Đến đâu để giám định khi nghi ngờ bị xâm hại tình dục?

Người bị hại nhanh chóng đến công an, hội liên hiệp phụ nữ để được hướng dẫn giám định pháp...

Những triệu chứng của bệnh đau nửa đầu, bạn không nên xem thường (P2)

Khi biết được các triệu chứng của tình trạng đau nửa đầu, bạn sẽ điều trị cơn đau đúng cách.

Vợ chồng sắp cưới nên khám tầm soát những bệnh gì?

Vợ chồng sắp cưới nên khám tầm soát những bệnh gì?

Những bệnh bạn có thể gặp nếu thường xuyên nóng giận

Những người hay nổi cáu dễ mắc bệnh loét dạ dày, bệnh tuyến giáp, ung thư vú, rối loạn kinh...

Cô gái trẻ 22 tuổi bị ung thư vú: Dấu hiệu cảnh báo 80% là ung thư

Ở độ tuổi 22, chị Hoàng Thị Nhung (Bắc Giang) không may mắc phải căn bệnh ung thư vú. Căn...

Sự thật bất ngờ về việc uống giấm táo có thể chữa chứng đầy hơi

Chúng ta thường được thông tin uống giấm táo có thể chữa chứng đầy hơi, chướng bụng. Vậy giấm táo...

Đau ngực có phải là dấu hiệu của ung thứ vú?

Nhiều người cho rằng các cơn đau xuất hiện ở "đôi gò bồng đảo" là dấu hiệu của bệnh ung...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình