Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia gợi ý cha mẹ dựa vào những hành động này để nhận ra trẻ đang nói dối

Cha mẹ sử dụng những lời nói dối vô hại để giáo dục trẻ vô tình sẽ gây những hậu quả nhất định đối với trẻ. Bên cạnh đó, để nhận biết khi trẻ đang nói dối, cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu này.

Hệ quả từ những lời nói dối vô hại của cha mẹ

Nhiều cha mẹ hay dùng lời nói dối vô hại với trẻ cho nhiều mục đích riêng, nhưng hầu hết là vô hại.

Một số mục đích cha mẹ dùng lời nói dối như: Ngăn cấm trẻ làm cái gì; dọa trẻ, không muốn trẻ phung phí cái gì (tiền bạc, đồ chơi...), dụ dỗ để trẻ ăn hoặc chơi, hoặc để kiểm soát trẻ trong khu vực công cộng.

Ví dụ: "Con mà chạy lung tung, mẹ kêu chú bảo vệ kia bắt đi luôn nhé!" Người mẹ liếc liếc mắt ra hiệu chú bảo vệ. Chú bảo vệ liền hiểu ý và dọa trẻ vài câu. Trẻ chịu ngồi yên 1 lúc. Một lúc sau, trẻ cảm thấy không có gì lại chạy nhảy nữa, mẹ hết tìm chú bảo vệ, liền dùng câu nói dối khác dọa trẻ. Đây là điều có lẽ nhiều bạn từng làm hoặc từng gặp.

Những lời nói dối vô hại tác động nhất định đến trẻ trong quá trình phát triển - Ảnh minh họa: Internet

Câu hỏi đặt ra: Liệu cách dạy trẻ bằng lời nói dối vô hại có thực sự vô hại?

Nếu trẻ 15 tuổi, lời nói dối vô hại có thể vô hại thật. Nhưng, trẻ 15 tuổi thì nói dối như vậy làm gì? Trẻ đủ hiểu để biết là lời nói dối chỉ vì mục đích riêng của cha mẹ.

Do đó, không ai dùng kỹ thuật này cho bé lớn, hầu hết dùng cho bé nhỏ. Cái quan tâm ở đây là "Trẻ tiếp nhận thông tin nói dối này như thế nào? Trẻ xử lý ra sao? và trẻ học được từ gì thông qua nó!

Dạy trẻ nhỏ bằng lời nói dối không còn là vấn đề tranh luận mới. Tuy nhiên gần đây, chủ đề này mới được quan tâm nhiều. 

Cách dạy trẻ bằng "lời nói dối vô hại" dường như trở thành một cách giáo dục truyền thống của cha mẹ. Điều này không chỉ thể hiện ở nhóm cha mẹ châu Á như Việt Nam hay Trung Quốc mà nhiều nước phương Tây như Anh, Mỹ, Canada cũng tồn tại.

Từ năm 2009, cách dạy này được quan tâm để hiểu thực sự liệu có những hậu quả gì ảnh hưởng đến trẻ khi cha mẹ sử dụng kỹ thuật này.

Báo cáo của nhóm Tiến sĩ Santos, Đại học Toronto (Canada) cho biết: Trẻ có khuynh hướng trở thành một người biết nói dối khi cha mẹ thường xuyên sử dụng cách dạy bằng "lời nói dối vô hại" này.

Giá trị của sự thật là vô giá và không lo âu

Khi dạy trẻ, bạn cần cung cấp sự thật và chỉ sự thật. Bởi vì dù bạn nói dối tốt cỡ nào, bạn cũng bị trẻ nhận ra.

Đôi lúc, trẻ còn tự suy diễn đi xa sự thật hơn nữa. Khi trẻ nhận ra lời nói dối thì từ lúc đó, lời giáo dục của bạn với trẻ không còn giá trị và trẻ không còn tin nữa. Đừng nghĩ trẻ nhỏ không biết gì có thể nói dối.

Do trẻ không biết gì, nhận thức trẻ rất nhạy cảm, dễ tiếp thu, dễ kết dính và chưa hoàn thiện đánh giá. Chỉ có thông tin sự thật mới tạo ra giá trị cho trẻ.

Phân biệt trẻ nói dối từ học được và tự biết nói dối

Trẻ tự biết nói dối

Một vài nghiên cứu cho thấy, trẻ từ 2-4 tuổi thường tự biết nói dối, thường là hành vi nói dối vô hại. Đây là hành vi thông thường, chỉ thể hiện một phần trong phát triển nhận thức và đánh giá của não bộ.

Ví dụ: Khi trẻ uống sữa hộp, bé biết bạn quan sát bé còn cầm uống để biết bé đã uống hết. Bé có thể uống 1 nửa và bỏ vào tủ lạnh, và ra chơi bình thường.

Trẻ có thể tự biết nói dối khi giao tiếp với mọi người - Ảnh minh họa: Internet

Khi bạn hỏi bé, bé có thể trả lời: Con uống hết rồi. Trẻ nói ngắn ngọn, không giải thích. Đây là lời nói dối tự biết. Thực tế, khi não bộ phát triển lớn hơn, trẻ cũng nhận ra lời nói dối của mình lỗi thời, trẻ cũng sẽ tự nhận ra và từ bỏ. Đó là thông thường.

Để xử lý tình huống với các lời nói dối tự biết, bạn đơn giản đưa ra bằng chứng là cha mẹ biết rõ những gì bé nói dối là đủ để bé nhận ra và phát triển bình thường.

Đừng dùng cảm xúc la mắng hay dán nhãn, hay giải thích dài dòng, điều này chỉ làm bé trở nên "khôn lõi" cho lần sau.

Trở lại ví dụ trên, bạn chỉ cần nói: Hộp sữa trong tủ lạnh là của con đúng không? Lần sau con phải uống hết mới trả lời mẹ đã uống hết. Như vậy là đủ!

Nói dối do học được

Một dạng nói dối khác là do trẻ học được. Trẻ có thể học từ chính bạn bè, thầy cô hoặc do chính cha mẹ hay dùng cách dạy bằng lời nói dối. Những bé trên 6 tuổi nếu vẫn dùng lời nói dối tự biết cũng xếp vào nhóm này vì trẻ đã nhận thức rõ nhưng vẫn dùng vì đã học được cách nói dối.

Dấu hiệu nhận biết rất dễ vì lời nói dối của trẻ thường không ngắn gọn mà hay giải thích vấn đề. Cách xử lý của cha mẹ:

Trẻ cũng có thể học lời nói dối từ cha mẹ - Ảnh minh họa: Internet

- Đừng tức giận mắng liên hồi khi phát hiện trẻ nói dối.

- Bình tĩnh và nghiêm nghị đưa ra bằng chứng

- Đưa thái độ của bạn là không đồng ý. Ví dụ: Mẹ muốn con phải nói thật với mẹ, và đưa ra cách giải quyết của bạn có thể là phạt hay răn dạy

- Tha thứ. Ví dụ: Con có thể làm sai, làm hư, thậm chí nói dối mẹ, nhưng khi mẹ hỏi hãy nói thật với mẹ. Khi nói thật mẹ sẽ cùng con sửa nó và mẹ luôn tha thứ.

Cha mẹ phải luôn nói cho trẻ nghe sự thật. Không nên dùng lời nói dối vô hại trong bất kì tình huống nào hoặc để răn đe. Chỉ có sự thật mới giáo dục trẻ tốt được. Nói dối chỉ giải quyết nhất thời. Về lâu dài trẻ nhận ra thì không lời giáo dục nào của bạn trẻ chịu tin nữa.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh)

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Tin liên quan

Mẹ Mỹ kiện trường mầm non vì đã dạy con biết trước chữ 'O': Bài học đáng suy ngẫm cho...

Khi chưa biết chữ “O”, con gái bà có thể nói “O” là mặt trời, là quả táo, là quả...

Mẹ nên biết cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW để nuôi con khỏe mạnh, thông minh

Học cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW, chị em sẽ giúp trẻ bổ sung được lượng chất...

Bé gái 10 tuổi mắc u nang buồng trứng, bố mẹ tưởng con béo đột ngột

Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) vừa phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng...

Trẻ 2 tuổi đã mắc bệnh trĩ vì lười ăn rau xanh

Theo các bác sĩ, bé D. bị trĩ do chế độ ăn uống mất cân đối, thiếu rau xanh,...

Những việc mẹ làm khi chăm sóc trẻ sơ sinh: Tưởng tốt mà không tốt

Hầu hết tất cả các mẹ đều mong muốn làm tất cả mọi việc để giành cho con mình điều tốt...

Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Trẻ non tháng là trẻ được sinh ra trước 37 tuần tuổi thai. Có khoảng12% tổng số trẻ được sinh...

Con mắc bệnh, cha mẹ tưởng… hiếu động, thông minh

Thấy con nghịch ngợm nhưng nhanh nhẹn và tính toán giỏi nên gia đình cháu N.M.H. hoàn toàn bất ngờ...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 19 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 19 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 19 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình