Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia chỉ 10 cách giúp trẻ học trực tuyến hiệu quả: Điều đầu tiên quan trọng nhất, phụ huynh chớ bỏ qua

10 điểm phụ huynh cần lưu ý để giúp trẻ vượt qua trở ngại tâm lý, sẵn sàng cho việc học trực tuyến.

Phụ huynh lo không hiệu quả

Chị Nguyễn Thùy Trang, có 4 con cùng lúc học trực tuyến, trong đó có 2 con học tiểu học tại Hà Nội chia sẻ, dù biết trong bối cảnh hiện nay không còn phương án nào khác tuy nhiên cả cô trò, phụ huynh đều quá vất vả mà không hiệu quả.

Theo chị Trang, đến thời điểm này SGK vẫn chưa được nhận. Nhà có tới 3 máy tính nhưng sáng nay con học bị thoát liên tục, bố mẹ xoay như đèn cù để đăng nhập, đổi máy… cho con. “Bố mẹ bỏ công việc để hỗ trợ, dõi theo con hết sức nhưng thấy âm thanh tậm tịt, giờ học ngắt quãng, bài học câu được câu mất như vậy con cũng chán nản, mình cũng rất lo lắng”, chị Trang nói.

Có con năm nay lên lớp 2, Trường Mari Curie, một phụ huynh ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng chia sẻ, sau một kỳ nghỉ hè con quên rất nhiều chữ. Trước khi vào năm học mới, mẹ phải dành nhiều thời gian để dạy lại từ tập viết, phát âm.

Dù xác định tinh thần học trực tuyến kéo dài khó hiệu quả nhưng chị không ngờ con bị rơi rớt nhiều kiến thức đến thế. Hai mẹ con đã đánh vật gần 1 tháng, trong đó mỗi ngày đọc 1 bài, luyện 1 trang tập viết và viết lại những từ khó con mới tiến bộ dần lên. “Năm nay lại xác định học trực tuyến dài dài rồi chất lượng không biết sẽ như thế nào nữa”, phụ huynh này nói.

10 điểm phụ huynh cần lưu ý khi cho trẻ học trực tuyến

Ảnh minh họa: Internet

PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục – Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), chia sẻ trên Vietnamnet, trong bối cảnh giáo dục đang chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, học trực tuyến sẽ sớm trở thành một hình thức học chính thức.

Để học sinh có thể thích nghi và học trực tuyến hiệu quả, đặc biệt là với trẻ em lớp 1, PGS.TS Trần Thành Nam đã đưa ra 10 điểm phụ huynh cần lưu ý để có những chiến lược phối hợp giữa gia đình và nhà trường chặt chẽ, giúp trẻ vượt qua trở ngại tâm lý, sẵn sàng cho việc học trực tuyến.

Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất, cha mẹ cần tạo con một tâm thế háo hức đối với việc học trực tuyến. Cha mẹ có thể ngồi xuống nói chuyện với con về ý nghĩa của việc đi học, chuẩn bị cho trẻ biết trước về những gì sẽ xảy ra khi học trực tuyến.

Thứ 2, ở độ tuổi lên 6 là tuổi rất thích khám phá nên dễ bị mất tập trung, hiếu động và ồn ào. Để trẻ học trực tuyến một cách tập trung, cha mẹ cần tạo một không gian học tập cố định và có quy tắc tôn trọng trật tự khi con học. Đó có thể là một góc bàn nếu không gian gia đình không lớn, nhưng phải yên tĩnh, được thu xếp gọn gàng, đầy đủ đồ dùng học tập để dễ dàng với lấy.

Tất cả những đồ vật gây phiền nhiễu và mất tập trung như ti vi, đồ chơi, vật nuôi… cần loại bỏ hết ra khỏi tầm mắt của trẻ. Nếu không thể cách ly tiếng ồn trong nhà, hãy mua cho trẻ một chiếc tai nghe trùm tai để đeo.

Thứ 3, vì trong lớp học online, cô giáo không thể đến từng bàn học để kiểm tra và hỗ trợ học sinh. Trong khi đó, trẻ không thể thực hiện nhiều thao tác cùng lúc như không thể vừa nghe, vừa nhìn, vừa thao tác tay (do kỹ năng phối hợp thính giác – vận động hoặc thị giác - vận động vẫn đang phát triển). Do đó, cha mẹ cũng cần xác định vai trò mình là một giáo viên/ huấn luyện viên hiện trường để điều hướng các thiết bị công nghệ, định hướng sự chú ý của con cũng như nhắc nhở và hỗ trợ kịp thời.

Thứ 4, trẻ sẽ có tâm thế học tốt hơn nếu ăn mặc như ngày đi học thường ngày. Cha mẹ có thể cho con mặc đồng phục khi ngồi học, dạy con ngồi đúng tư thế. Điều này khiến con tập trung hơn và thoát khỏi cảm giác ở nhà hoặc cảm giác hôm nay là thứ 7.

Thứ 5, để giúp con tập trung chú ý trong giờ học trực tuyến, cha mẹ có thể làm các lời nhắc nhở dễ thương dán trên màn hình máy tính ngay trước mặt. Ngoài ra, cha mẹ có thể sáng tạo và hào phóng khen thưởng để giúp con có động lực tập trung học tập.

Thứ 6, với một số trẻ quá hiếu động, khi bị bắt phải ngồi yên tập trung vào bài học sẽ khiến các con rất bồn chồn. Cha mẹ có thể đưa cho con quả bóng stress để bóp vặn nó khi lo lắng. Điều này sẽ khiến con kiểm soát hành vi tốt hơn và ngồi yên tại chỗ.

Thứ 7, trước khi bắt đầu vào năm học (với hình thức học trực tuyến), cha mẹ cần hạn chế lại thời gian sử dụng màn hình của con trong các hoạt động hàng ngày để tổng thời gian sử dụng màn hình trong ngày không làm con quá tải.

Cha mẹ có thể cùng con đưa ra nguyên tắc sử dụng mạng và thiết bị công nghệ để đảm bảo an toàn. Hay cần quy định rõ tổng thời gian các thành viên được truy cập internet và gia đình sẽ sử dụng một ứng dụng dùng chung để khóa thiết bị khi hết thời gian cho phép.

Điều quan trọng là bố mẹ cũng phải gương mẫu tuân thủ những nguyên tắc này.

Thứ 8, cha mẹ lưu ý là học trực tuyến sẽ tước mất các cơ hội vận động giải tỏa căng thẳng của con như các giờ tập thể dục hoặc trò chơi đuổi bắt, các con chạy chơi trên sân,… Vì vậy, trong cuộc sống gia đình cần phải bố trí thêm các hoạt động thể chất vừa sức để con cùng tham gia như tưới cây, sắp xếp lại góc học tập, bê đồ lên giặt, quét nhà, dọn đồ chơi, chuẩn bị bàn ăn, chăm sóc thú cưng, ...

Thứ 9, vì cảm xúc của trẻ rất dễ tổn thương, cho nên sự háo hức học tập sẽ bị đè bẹp ngay lập tức với những lời phê bình, lên giọng, không được chú ý khi giơ tay muốn phát biểu. Cha mẹ cần sẵn sàng hỗ trợ tâm lý cảm xúc cho con trẻ khi vào học trực tuyến, từ nhận diện đến bình thường hóa cảm xúc và hướng dẫn con thực hiện những bài tập thư giãn phù hợp khi đối diện với các cảm xúc tiêu cực.

Thứ 10, cha mẹ cần chủ động học hỏi nâng cấp năng lực công nghệ thông tin của bản thân để sử dụng và giúp con sử dụng thiết bị an toàn, tìm hiểu thêm về phương pháp sư phạm, cách quản lý cảm xúc và kỷ luật tích cực mà giáo viên vận dụng khi tương tác với con trẻ.

Cha mẹ cũng cần cập nhật những kiến thức để chăm sóc con cái đúng cách trong mùa dịch, từ việc dành thời gian cho con đủ, tạo ra cảm xúc tích cực, lên lịch trình, ứng phó với hành vi không đúng đắn của trẻ, quản lý căng thẳng trong gia đình.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Bỏ ra 10 phút mỗi tối, cha mẹ có thể dạy con thông minh - ngoan ngoãn, ai cũng có...

Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bố mẹ nuôi dạy một đứa trẻ thông minh và khỏe mạnh.

Nếu muốn cô con gái bé bỏng lớn lên được nhiều người yêu thương, quý mến thì ngay từ nhỏ...

Đây là những điều cha mẹ nên dạy cho cô con gái bé bỏng của mình ngay từ khi con...

Cho con học online, làm thế nào để có hiệu quả như học trên lớp?

Vì dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều tỉnh thành quyết định cho học sinh học theo hình...

Bé 8 tháng tuổi bị hoại tử ruột nghiêm trọng, nguyên nhân đến từ cách chăm sóc con thiếu khoa...

Cũng vì mong con, cháu được khỏe mạnh nên nhiều người đã vô tình làm bé bị tổn thương, cũng...

Con đi học bị lây chấy, mẹ làm theo cách này chấy khôn mấy cũng cao chạy xa bay

Trẻ nhỏ đi học rất dễ bị lây chấy của nhau. Chúng khiến trẻ bị ngứa đầu dữ dội thậm...

Làm mẹ đơn thân thì nên học bí quyết này để cân bằng cuộc sống và công việc

Làm mẹ đơn thân đồng nghĩa với việc bạn đã gánh vác trên vai trách nhiệm vô cùng to lớn,...

Muốn con yêu có thể phát triển một cách toàn diện bố mẹ đừng nên cho trẻ học sớm những...

Ai cũng muốn bé yêu thông minh, nhanh nhẹn hơn những bạn cùng trang lứa. Đây cũng là một suy...

Tin mới nhất

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

21 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

21 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 11 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 11 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 12 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

2 ngày 21 giờ trước

MisThy đính chính

19/11/2024 11:09

Nguyên nhân Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy ly hôn

19/11/2024 11:06

Phim Việt gây tranh luận vì nhân vật tính tiền sai

18/11/2024 09:31

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình