Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyện gì xảy ra nếu không chế được vaccine ngừa Covid-19?

Đại dịch Covid-19 lây lan toàn cầu đã đảo lộn cuộc sống của hàng tỉ người trên thế giới và mọi sự chú ý đang đổ dồn vào các dự án phát triển vaccine.

Các dự án phát triển vaccine đang có triển vọng. Một công ty chuyên sản xuất vaccine ở Ấn Độ đã hợp tác với các chuyên gia tại Đại học Cambridge ở Anh để sản xuất đại trà vaccine ngay cuối năm nay.

Báo Mỹ CNN đặt giả thuyết về tình huống xấu nhất, rằng vaccine có thể không bao giờ xuất hiện hoặc nghiên cứu thất bại. Nếu kịch bản này xảy ra, người dân trên khắp thế giới có thể phải học cách sống chung cùng virus.

Khi đó, việc xét nghiệm, điều tra nguồn gốc lây nhiễm có thể trở thành một điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Các phương pháp điều trị Covid-19 cũng có thể được mở rộng. Dĩ nhiên là số ca nhiễm và số ca tử vong sẽ tiếp tục tăng.

Viễn cảnh tồi tệ trên thực tế không phải là phi lý. “Có những loại virus nguy hiểm cho đến nay chúng ta vẫn không có vaccine hiệu quả”, David Nabarro, giáo sư tại Đại học Hoàng gia London, nói. “Chúng ta không thể quả quyết rằng vaccine sẽ xuất hiện hoặc liệu nó có vượt qua tất cả các quy trình kiểm tra an toàn hay không”.

“Nhân loại chưa bao giờ phát triển vaccine một cách nhanh như vậy, đặt mục tiêu 12-18 tháng”, bác sĩ Peter Hotez, trưởng khoa y học nhiệt đới tại Đại học Y Baylor ở Houston, Mỹ. nói. “Đó là phương án A, nhưng chúng ta cũng cần chuẩn bị cho phương án B”.

Năm 1984, Bộ Y tế và Nhân sinh Mỹ thông báo về việc phát hiện virus HIV. Gần 4 thập kỷ sau, hơn 32 triệu người tử vong vì virus HIV và nhân loại vẫn chưa có vaccine.

Theo các chuyên gia, các chủng virus gây bệnh cúm cũng thường biến đổi theo năm. Một người miễn nhiễm với cúm năm nay chưa chắc đã an toàn vào năm sau.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra sự nguy hiểm của virus Corona gây dịch Covid-19, với những nét tương đồng như virus HIV. Đây là lý do các chuyên gia tỏ ra thận trọng về vaccine.

“Không nên kỳ vọng quá lớn để rồi thất vọng”, giáo sư Nabarro nói. Trong kịch bản B, con người sẽ xây dựng nhưng chỉ dẫn cụ thể về việc sống chung với virus, theo CNN. 

Biểu tình liên quan đến AIDS ở Washignton D.C, Mỹ năm 1994.

“Ngày nay, virus HIV không còn là án tử đối với người nhiễm như những năm 1980”, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Paul Offit, nói. Đó là vì các nhà khoa học nghiên cứu thành công thuốc ức chế virus HIV, kéo dài sự sống cho các bệnh nhân.

Các phương pháp chữa trị hiện tại cũng tập trung ngăn ngừa và làm giảm tác động của Covid-19 đối với người bệnh, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đang đánh giá hiệu quả của thuốc remdesivir để sản xuất đại trà trong thời gian ngắn. Theo các nghiên cứu, remdesivir đã chứng minh khả năng rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Mỹ.

Về viễn cảnh sống chung với Covid-19, giáo sư Nabarro nói điều quan trọng là mỗi cá nhân phải tự có ý thức bảo vệ bản thân, báo ngay cho nhà chức trách khi có triệu chứng ho, sốt, khó thở, để sớm xác minh và kiểm soát nguồn lây nhiễm.

Các chuyên gia dự đoán việc cho nhân viên làm việc tại nhà, ít nhất là trong vài ngày khi có ca nhiễm mới xuất hiện, có thể trở thành một tiêu chuẩn mới ở các văn phòng. Các công ty cũng có thể thay đổi lịch làm việc của nhân viên để tránh tập trung quá đông người cùng lúc.

Cảnh vắng lặng ở Anh trong những ngày phong tỏa toàn quốc vì dịch Covid-19.

Giáo sư Nabarro chỉ ra việc kiểm soát làn sóng người nhập cư và di chuyển qua lại giữa các quốc gia là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa Covid-19.

Song song với đó, các quốc gia cần đẩy mạnh năng lực xét nghiệm và xác minh nguồn gốc lây nhiễm. Điều mà Hàn Quốc đã làm rất hiệu quả để kiểm soát Covid-19.

Bác sĩ Peter Hotez cho rằng các sự kiện tập trung đông người, sự kiện thể thao được khôi phục là điều hoàn toàn có thể xảy ra, miễn là có sự theo dõi và giám sát chặt chẽ.

Các hoạt động giãn cách xã hội có thể trở thành điều xảy ra thường xuyên ở một số quốc gia, đặc biệt là trong mùa đông, vì virus có xu hướng lây lan mạnh trong điều kiện nhiệt độ khô, lạnh.

“Dù miễn dịch cộng đồng có thể là cách đối phó Covid-19 lâu dài. Phương pháp hiệu quả nhất vẫn là vaccine”, các chuyên gia kết luận.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

 
Theo Đăng Nguyễn/Dân Việt

Tin liên quan

Người Việt ở Nhật cũng được nhận tiền trợ cấp COVID-19

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo vừa thông báo Chính phủ Nhật Bản đã quyết định hỗ trợ 100.000 yen...

Bệnh nhân ở Hà Nam chết vì xơ gan giai đoạn cuối, không phải do COVID-19

Bệnh nhân thứ 251 đã âm tính với COVID-19, được chuyển về bệnh viện địa phương theo dõi, vừa tử...

Hoài nghi 'rò rỉ nCoV' từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Khi Covid-19 bùng phát, Thạch Chính Lệ cùng các đồng nghiệp đã phân vân liệu virus có thể bắt nguồn...

Báo Hàn: Việt Nam chống dịch tốt nhất Đông Nam Á

JoongAng Daily nhận định, Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực nới lỏng các lệnh hạn chế -...

Trung Quốc bị nghi giấu dịch để tích trữ vật tư y tế

Trung Quốc che giấu mức độ nghiêm trọng của Covid-19 để có thời gian tích trữ vật tư y tế,...

Nghẹt thở giải cứu người phụ nữ bị đối tượng ngáo đá khống chế suốt đêm

Đối tượng ngáo đá đã khống chế, bắt giữ trái pháp luật một người phụ nữ suốt từ 21h đêm...

Thủ tướng Anh thừa nhận đã chuẩn bị kịch bản qua đời vì Covid-19

Chi tiết về những gì diễn ra trong hơn 1 tuần nhập viện trong tháng 4 được ông Boris Johnson...

Tin mới nhất

Chồng nằm viện vẫn hí hoáy nhắn tin với bồ nhí, vợ đọc xong đau đớn chết lặng rồi bình...

45 phút trước

Đi làm về thấy vợ thẳng tay tát em gái, chồng nổi nóng nhưng lại ân hận khi biết nguyên...

45 phút trước

Vợ sắp đến ngày sinh nhưng chồng vẫn lén đưa bồ đi du lịch và cái kết đau lòng khi...

45 phút trước

Cô thư ký vênh váo: 'Vợ anh không đẹp bằng em' ông chồng đáp luôn câu này khiến cô ta...

1 giờ trước

Đọc tin nhắn của vợ gửi cho người yêu cũ, tôi đau đớn phát hiện bí mật bấy lâu nay

1 giờ trước

Đang cuống cuồng đưa vợ đi đẻ, chồng lặng người khi biết sự thật đau lòng trong bức thư vợ...

1 giờ trước

Bắt gặp con dâu ngoại tình với một chàng trai lạ mặt trong khách sạn, mẹ chồng cúi gằm mặt...

5 giờ trước

Sáng nào cũng thấy vợ mua đồ ăn về đầy ắp nhưng mâm cơm chẳng có gì mới, tôi điều...

5 giờ trước

Nửa đêm thấy chị dâu đỡ anh hàng xóm say rượu vào nhà, em chồng điếng người với cảnh tượng...

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình