Đối với một người phụ nữ đang mang thai mà nói, cùng với sự lớn dần lên của em bé trong bụng, cũng sẽ có niềm vui khi sắp được làm mẹ. Tuy nhiên, những mẹ khi mang thai thường hay nghĩ ngợi quá nhiều trong giai đoạn sắp sinh, liệu có phải các mẹ hay có những nỗi lo lắng hay sợ hãi như bên dưới không?
1. Sợ đau!
Những người mang thai thường nói: Cái bụng bầu to dần lên theo thời gian, lúc này vừa vui vì sắp được làm mẹ, lại vừa lo lắng khi chuẩn bị sinh con. Do các đồng nghiệp xung quanh và họ hàng thân thích thường xuyên thảo luận về chuyện sinh con, họ thường nói sinh con là chuyện lớn cả đời của người phụ nữ, hay sinh con sẽ đau như thế nào,..Thêm vào đó là những sự bất tiện và cảm giác “khó ở” trong thời kỳ mang thai khiến nỗi lo của mẹ càng ngày càng tăng lên.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu:
Nỗi sợ lớn nhất của nhiều phụ nữ mang thai chính là sợ đau, họ cho rằng sự đau đớn khi sinh con khiến cho người ta cảm giác như cả cơ thể vỡ thành trăm ngàn mảnh. Cho dù bạn lựa chọn sinh thường hay sinh mổ thì đây đều là một quyết định quan trọng. Thực ra, trong rất nhiều trường hợp, sự đau đớn khi sinh con có thể không nghiêm trọng như bạn tưởng, có thể nó sẽ nhẹ nhàng hơn khá nhiều, hơn nữa cũng có rất nhiều cách để giảm bớt nỗi đau này:
- Nhìn thẳng vào nỗi sợ sinh con
- Cố gắng chuyển nỗi sợ sinh con sang chuyện khác
- Nắm vững những kiến thức về việc sinh em bé
2. Chồng sẽ không còn “hứng thú” với mình nữa!
Các mẹ thường nghĩ trong thời kỳ mang thai, các ông chồng thường khó mà chịu đựng được sự “cô đơn”, sẽ cặp bồ ở bên ngoài, rồi dẫn tới hạnh phúc gia đình bị tan vỡ…
Rất nhiều người phụ nữ đều sợ rằng khi mình mang thai, chồng mình sẽ chê mình, coi mình là một mụ béo, hay khắp người toàn mùi hôi, mùi sữa chứ không còn coi là vợ của anh ta nữa. Trong thời kỳ mang thai, anh ta sẽ mất đi sự “hứng thú” với bạn, có thể nhiều người phụ nữ sẽ không thèm quan tâm tới lời khuyên “cấm túc” 6 tuần sau sinh mà ngay lập tức tiến hành sinh hoạt tình dục.
Thực ra, có suy nghĩ như này thường là do bị ảnh hưởng từ tâm lý, ham muốn của bạn thường trở lại rất nhanh. Hơn nữa thường sẽ mãnh liệt như hồi trước khi sinh con, trong khi đó ham muốn của người chồng lúc này lại nhiều hơn trước rất nhiều.
3. Sinh hoạt tình dục ảnh hưởng tới em bé
Nhiều người nghĩ rằng, khi người vợ mang thai, chuẩn bị chào đón một em bé non nớt ra đời, cùng với việc vui mừng thì cũng mang đến khá nhiều “phiền phức”. Đó chính là duy trì quan hệ tình dục. Việc bị “cấm túc” khiến người chồng cảm thấy khó chịu và khổ sở trong nhiều tháng trời.
Nhiều phụ nữ đều lo lắng nếu như quan hệ tình dục sẽ ảnh hưởng không tốt cho em bé. Thực ra đa số những hoạt động trước khi mang thai đối với thai phụ mà nói thì đều là an toàn, chỉ cần không xuất hiện những biến chứng trong thời kỳ mang thai thì trong thời kỳ tiền sản, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục được. Đồng thời, quan hệ tình dục cũng không dẫn đến việc sinh non. Tuy nhiên vẫn cần phải lựa chọn thời điểm quan hệ tình dục cho phù hợp.
Giai đoạn từ 4-7 tháng sau khi mang thai chính là thời điểm thai nhi tương đối ổn định, có thể quan hệ tình dục một cách hợp lý và điều độ. Trong thời kỳ này nên kiểm soát tần suất quan hệ 1-2 lần/ tuần, trước khi quan hệ cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục để tránh gây viêm nhiễm tử cung.
Tốt nhất là lựa chọn nữ nằm trên, vị trí trước và bên cạnh, nằm nghiêng hoặc ngồi phía trước. Trong khi quan hệ không nên đè ép lên bụng người vợ, cũng không nên tiến vào quá sâu. Người chồng cần phải nhẹ nhàng, chầm chậm để tránh động thai, kích thích tử cung gây sinh non hoặc chết lưu.
4. Sinh mổ thì nên làm gì?
Người phụ nữ lần đầu mang thai sẽ luôn che chở, bao bọc, chuẩn bị mọi thứ cho đứa bé sắp chào đời, gần 10 tháng trời mang thai khổ sở, chuẩn bị bước vào giai đoạn sắp sinh, các kiểm tra định kỳ, khám thai đều không có gì bất thường. Đến thời điểm dự sinh, tâm lý vừa căng thẳng, vừa hạnh phúc nhưng cũng không biết nên sinh thường hay sinh mổ.
Sau khi bác sĩ kiểm tra, tình trạng cơ thể cô ấy tương đối tốt, hoàn toàn phù hợp với việc sinh thường. Hơn nữa, bác sĩ cũng nói với cô ấy, y học ngày nay phát triển rất nhanh, sau khi sinh con sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người mẹ. Sau khi nghe lời an ủi của bác sĩ, cô ấy yên tâm vào phòng chờ sinh, sau 4 tiếng đồng hồ đau đớn, bác sĩ quyết định tiến hành mổ lấy thai...
Có lẽ chúng ta sẽ thường xuyên nghe được chuyện nhiều người sau mấy tiếng đồng hồ sinh thường vẫn phải tiến hành mổ. Hơn nữa nhiều người còn không vui khi mình không thể sinh thường được. Thực ra mổ không có nghĩa là bạn sinh con thất bại. Bởi vì trong một vài trường hợp, sinh mổ còn an toàn hơn là sinh thường.
5. Em bé có thể sẽ có vấn đề
Một thai phụ nói về giấc mơ mà cô ấy thường thấy: "Tôi mơ thấy tôi ôm con đi trên đường, không cẩn thận để nó bị ngã. Tôi giật mình lo sợ, tỉnh rồi mà tim vẫn đập thình thịch liên hồi". Khi mang bầu các mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng, em bé trong bụng liệu có làm sao? Thực ra sau khi sinh, người mẹ vẫn luôn mơ thấy những giấc mơ tương tự, cùng với đó là sự lo lắng, sợ hãi.
Thai phụ thường lo lắng con mình liệu có bị khiếm khuyết, lo lắng mình tiếp xúc quá nhiều với những sản phẩm hóa học liệu có ảnh hưởng xấu tới thai nhi, những người từng mắc bệnh gì đó lo lắng những thứ thuốc mà mình từng uống liệu có ảnh hưởng xấu tới thai nhi, nhất là những thai phụ mắc huyết áp cao, bệnh tim thường lo lắng liệu có khiến bệnh tình thêm nặng đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Thai phụ cao tuổi lo lắng thai nhi bị dị dạng, lo lắng khó sinh. Vô số những nỗi lo sợ, dẫn đến tâm lý của thai phụ không được tốt.
Trên thực tế, đa số những em bé ra đời đều khỏe mạnh cả. Bình thường, tỉ lệ xuất hiện khiếm khuyết chỉ đạt 3%. Hơn nữa nếu em bé xuất hiện vấn đề gì đề có thể giải quyết thông qua phẫu thuật hoặc thuốc trị liệu.
6. Mất kiểm soát
Có người kể lại rằng: Sau khi vào phòng sinh, tử cung bắt đầu co thắt dữ dội hơn, bụng càng lúc càng đau. Bác sĩ để cô ấy nằm trên giường bệnh, bắt được nhịp tim của thai nhi xong thì gần như chẳng thèm để ý tới cô ấy. Một mình cô ấy nằm trên giường bệnh vừa đau vừa sợ. Thế là cô ấy hét lên gọi bác sĩ, bảo bụng cô rất đau, phải làm thế nào? Khi nào thì sinh? Bác sĩ rất bình tĩnh nói với cô: Nếu như cực kỳ đau thì cô dạng chân ra cố rặn ra đi. Nghe thế cô muốn ngất đi luôn, cô chưa từng sinh con, không có ai bên cạnh giúp cô sao? Lúc ấy cô bắt đầu mất kiểm soát…
Rất nhiều phụ nữ lo lắng khi sinh sẽ mất kiểm soát gào thét lên hay nôn mửa. Nhưng không ai trách mắng bạn vì họ đều hiểu việc bạn đang trải qua.
7. "Mãi mãi béo như thế"
Có một thai phụ sau khi sinh con xong cân nặng tăng 7,5kg. Vì thế, cô ấy vô cùng chán nản, tự nhủ rằng trong vòng nửa năm phải trở lại dáng hình mảnh mai như trước. Vì thế, cô bắt đầu tới phòng GYM bắt đầu luyện tập để lấy lại vóc dáng trước kia. Còn mua một bộ đồ tập chống nước kín như bưng vì nghe nói như thế có thể hỗ trợ việc giảm cân.
Nhưng như thế không hề hiệu quả, ngược lại còn khiến cân nặng ngày càng tăng. Tăng cân sau sinh là nỗi ám ảnh với mọi người phụ nữ, kiểm soát cân nặng một cách khoa học có thể giúp sản phụ giảm cân, khôi phục vóc dáng.
Tuy nhiên thực tế là chỉ cần bạn có thể kiềm chế được, tăng 5kg sẽ không phải là số phận của bạn. Rất nhiều người cho rằng sau khi sinh rất khó để giảm cân. Nhưng vấn đề thông thường là do các bạn không dành thời gian ra để tiến hành giảm cân. Chỉ cần ăn uống điều độ, kiên trì luyện tập, đồng thời yêu bản thân mình hơn, vận động trong thời kỳ mang thai cũng có ích cho việc khôi phục cân nặng sau sinh.
Dưới đây là những gợi ý nhỏ để kiểm soát cân nặng:
- Ăn nhiều rau xanh.
- Vitamin có ích cho cơ thể như Kẽm, sắt,… có thể hỗ trợ hấp thụ, tránh táo bón.
- Ăn ít những đồ dầu mỡ, ăn nhiều đồ ăn có vitamin và protein.
- Tránh ăn đồ ngọt, hàm lượng đường cao
- Không uống đồ uống có cồn.