Bạn sẽ thấy đây không hề là điều phi lí, nếu hiểu được cấu thành của lớp mỡ chính là từ oxi, hydro và carbon. Vì thế, nhờ điều chỉnh lượng oxy đưa vào cơ thể, bạn có thể đốt cháy được lượng mỡ qua quá trình oxy hóa.
Theo đó, luồng không khí thở ra không chỉ là hơi nước, mà còn chứa các phân tử carbon từ chính lượng mỡ trong cơ thể. Vậy nên, khi bạn thở càng nhiều, cân càng nhanh giảm.
Giảm được đấy, nhưng giảm được bao nhiêu?
Ruben Meerman và Andrew Brown, các chuyên gia đến từ ĐH New South Wales (Úc), đã thực hiện một nghiên cứu nhỏ với hàng loạt phép tính, nhằm tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này. Họ đã tiến hành cuộc khảo sát và thực nghiệm, kết quả cho thấy, với 10 kg mỡ bị oxy hóa, sẽ có khoảng hơn 8 kg được đưa ra khỏi cơ thể qua đường thở.
Cũng theo hai chuyên gia này, thì mỡ được giải phóng ra khỏi cơ thể là qua phổi, hay cụ thể là bằng hoạt động thở. Việc giảm cân nhờ tập luyện là mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng. Dựa trên định luật bảo toàn khối lượng, thì khối lượng của một hệ thống đóng kín là không đổi nếu không có bất kì sự thêm bớt nào. Thế nên, dù mỡ có biến thành năng lượng, khối lượng của bạn cũng không thể giảm đi. Cuối cùng, muốn giảm cân thì mỡ phải được đẩy ra khỏi cơ thể theo một con đường khác, đó chính là phổi.
Nếu dựa vào những lập luận của Ruben Meerman và Andrew Brown, thì việc tập gym hoặc chơi thể thao giúp giảm cân là nhờ nó thúc đẩy nhịp thở của bạn nhanh hơn, thở càng nhanh, lượng carbon giảm càng nhiều. Thậm chí, trong lúc ngủ, dù không vận động, bạn vẫn mất một lượng carbon nhất định.
Thở để giảm cân cũng cần bí kíp
Nếu đơn giản là thở đều, thở nhiều là cân sẽ giảm vùn vụt, thì chắc chắn trên thế giới sẽ không tồn tại người béo phì, vì ai sống mà không thở. Thực tế, bạn cũng cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chế độ ăn và luyện tập. Tuy không phải kiêng khem hay tập luyện quá sức, nhưng bạn cũng cần có sự cân đối hợp lí. “Ăn ít, vận động nhiều” chính là kim chỉ nam cho người có thân hình quá khổ.