Đối với mỗi người, sức khỏe là vốn quý nhất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà thực tế vẫn có nhiều trường hợp chủ quan, đến khi mang trong mình bệnh nặng mới lo sợ, bắt đầu chạy chữa thì đôi khi đã muộn.
Ngoài việc đến bệnh viện thăm khám định kỳ, chúng ta cũng có thể tự kiểm tra tại nhà bằng những mẹo đơn giản nhưng hiệu quả. Chẳng hạn như cách nắm bàn tay 3 giây. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết đâu nhé!
Sức nắm bàn tay yếu: Nguy cơ đột quỵ
Theo một nghiên cứu từng đăng trên tạp chí Lancet ở 17 quốc gia, những ai có sức nắm yếu thường có nguy cơ bị yếu tim, dẫn đến đột quỵ cao hơn người bình thường. Bởi, chính sức nắm của bàn tay đang biểu hiện cho độ mạnh yếu của cơ bắp.
Bạn hãy thử nắm tay và giữ bàn tay của bạn ở cùng một vị trí. Sau 30 giây, mở nắm tay ra bạn sẽ nhận thấy lòng bàn tay của bạn đã chuyển sang màu trắng do các mạch máu của bạn bị ép lại, hạn chế lưu lượng máu đến tay.
Hãy để ý thời gian máu trở lại với bàn tay là bao nhiêu thời gian. Nếu máu trở lại bàn tay nhanh điều đó có nghĩa là mạch máu của bạn đang hoạt động tốt và bạn khỏe mạnh. Mặt khác, nếu phải mất một thời gian để lòng bàn tay trở lại màu đỏ thông thường, nó có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch.
Lòng bàn tay ẩm ướt, nhiều mồ hôi: Bệnh tuyến giáp, người mãn kinh
Khi nắm chặt bàn tay 3 giây rồi xòe ra mà bạn thấy bên trong lòng bàn tay của mình không hề khô ráo, đổ mồ hôi và nhờn ướt thì hãy cẩn thận. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo người đang mắc bệnh tuyến giáp (thường nằm ở khu vực trước khí quản). Để lâu có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, việc tăng tiết mồ hôi cũng là triệu chứng của các chị em phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh. Vì vậy, hãy khẩn trương đến bệnh viện để khám bệnh và điều trị kịp thời để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Nếu thấy móng tay có màu sắc thay đổi: Bệnh về gan
Khi gặp vấn đề về gan, móng tay bạn thường có màu trắng bạc, thậm chí hình dạng móng tay biến dạng, gợn sóng, lồi lõm, móng tay dễ gãy hoặc xuất hiện đường vân dọc.
Tình trạng này là do khi gan tích tụ một lượng độc tố quá nhiều, từ đó dẫn đến móng tay biến đổi. Nhất là khi bạn nhận thấy nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm: móng tay, mắt và lưỡi đồng bộ chuyển sang màu vàng, lúc này hãy cẩn trọng vì đây là biểu hiện cho thấy gan của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Bóp chặt đầu ngón tay
Hãy dùng ngón tay cái và ngón trỏ phải bóp vào đầu ngón tay cái bên trái. Giữ trong vòng 3 - 5 giây rồi tiến hành tương tự với các ngón tay khác.
Sau khi bạn thả tay ra, máu sẽ ùa về trong không quá 2 giây. Nếu đúng như vậy thì cơ thể của bạn đang có đủ lưu lượng máu lưu thông. Các ngón tay được kết nối chặt chẽ với các cơ quan nội tạng và nếu bài kiểm tra trên gây đau đớn, có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Các chuyên gia nhận định, đây là những nguyên nhân gây đau ở các ngón tay:
- Ngón tay cái: dấu hiệu có vấn đề ở phổi.
- Ngón trỏ: dấu hiệu có vấn đề ở đại tràng, dễ bị táo bón.
- Ngón giữa: dấu hiệu có vấn đề ở tim.
- Ngón đeo nhẫn (áp út): dấu hiệu có vấn đề ở tim.
- Ngón út: dấu hiệu có vấn đề ở ruột non.
Nếu chúng ta không chú tâm đến bản thân mình, thường xuyên có những hoạt động gây hại thì sức đề kháng cũng dần bị ảnh hưởng và phá huỷ là điều tất yếu.
Ngược lại, tập rèn luyện cho mình những thói quen lành mạnh, hữu ích liên tục cũng sẽ có tác dụng tích cực. Trong đó, những việc chúng ta nên duy trì hàng ngày đó chính là ăn uống khoa học, uống nhiều nước, hạn chế tối đa chất kích thích, hay chỉ đơn giản là tập đi ngủ sớm và chăm vận động.