Phụ Nữ Sức Khỏe

Chị em dễ viêm nhiễm vùng kín vì thứ rất phổ biến trong nhà tắm

BS sản khoa Lê Thị Kim Dung cho biết, nhiều bệnh nhân đến khám trong tình trạng viêm nhiễm, khô rát vùng âm đạo vì thói quen tưởng như vô hại, xịt rửa bằng vòi mạnh vào vùng kín.

Phát nản vì viêm nhiễm tái đi tái lại

Thông tin trên được bác sĩ Dung chia sẻ tại buổi tọa đàm "Lựa chọn điều phù hợp cho nàng 45+ cân bằng và hạnh phúc" vừa diễn ra tại Hà Nội.

Theo BS Dung, phụ nữ bước vào tuổi trung niên có nhiều thay đổi về sức khỏe tâm lý và sức khỏe phụ khoa.

Trong giai đoạn này, người phụ nữ có những thay đổi về ngoại hình cơ thể, tăng cân, các vấn đề tâm lý xã hội. Đồng thời, giai đoạn này cũng là thời gian khởi phát các bệnh mãn tính và rối loạn ở bộ phận sinh sản nữ.

Bước vào tuổi trung niên, phụ nữ dễ gặp các rắc rối do suy giảm estrogen (Ảnh minh họa: Getty).

"Tuổi sinh sản của phụ nữ, cũng là tuổi thăng hoa nhất về tình dục, là giai đoạn từ dậy thì đến 35 tuổi.

Từ lứa tuổi ngoài 40, đặc biệt từ 48-53 tuổi, người phụ nữ ở trong giai đoạn mãn kinh có sự suy giảm về estrogen. Lúc này, 2 buồng trứng không điều tiết được nội tiết cho phụ nữ để đảm bảo được nhu cầu tình dục cũng như là sinh sản nữa, chị em bước vào giai đoạn "khô hạn", giảm ham muốn tình dục", BS Dung thông tin.

Lúc này, bệnh phụ khoa bắt đầu "tấn công" chị em, kể cả khi không còn quan hệ tình dục nhiều, do độ PH vùng âm đạo thay đổi. Độ pH thay đổi cao hơn, axit nhiều hơn không chỉ khiến chị em "khô hạn" đến sợ chuyện ấy, mà nó cũng là tác nhân khiến chị em dễ bị nhiễm nấm âm đạo tái diễn liên tục.

"Có nhiều chị em đi khám phụ khoa thành quen mặt, cứ dừng thuốc lại bị. Bởi các thói quen sai lầm trong dinh dưỡng, trong vệ sinh vùng kín", BS Dung khuyến cáo.

Vệ sinh vùng kín đúng cách như thế nào?

Dấu hiệu tiền mãn kinh là có sự rối loạn kinh nguyệt, khô hạn khi quan hệ với chồng, tóc rụng, da khô… Dấu hiệu đó mà chúng ta thấy thì cần tìm cách làm cho thời gian mãn kinh không tệ hại, chứ không thể ngăn mãn kinh.

Trong giai đoạn này, chị em còn bị mất ngủ, ra mồ hôi ướt đẫm về đêm… do thiếu hụt estrogen. Vì thế, ngoài việc bổ sung estrogen toàn thân để cải thiện dịch tiết tốt hơn, không để lây nhiễm bệnh qua quan hệ tình dục, chăm sóc vùng kín đúng cách rất quan trọng, giúp cân bằng pH âm đạo.

"Khi bác sĩ kê thêm dung dịch rửa vệ sinh - là một phần của điều trị, nhiều chị em bỏ qua vì nghĩ không quan trọng", BS Dung lưu ý.

Trong khi đó, dung dịch vệ sinh không chỉ giúp làm sạch, mà với độ pH trung tính tương thích pH sinh lý độ tuổi trung niên, được bổ sung acid lactic, vốn là thành phần tự nhiên có trong âm đạo, sinh ra bởi lợi khuẩn lactobacillus giúp cân bằng pH.

"Khi độ pH cân bằng sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại và nấm candida. Vì vậy, khi khám bệnh, các bác sĩ phụ khoa khi kê đơn dung dịch vệ sinh để giúp kiềm hóa. giảm độ pH", BS Dung khuyến cáo.

Đặc biệt, thói quen thụt rửa âm đạo cũng cần bỏ. Nhiều chị em khi vệ sinh có thói quen thụt rửa, xịt vòi nước mạnh vào vùng kín… dễ khiến "hàng họ" hỏng hết vì khô rát. Chỉ cần rửa bên ngoài đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng kín với dung dịch vệ sinh có độ pH trung tính sẽ giúp giảm tình trạng khô nóng vùng âm đạo.

Bên cạnh đó, chị em lứa tuổi 45-50 cũng cần chú ý đến sức khỏe toàn thân, đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Đây là hai căn bệnh gặp nhiều ở nữ giới, phát hiện sớm, chữa sớm, tỉ lệ khỏi cao.

Về chế độ ăn, nếu ăn nhiều thịt, ăn nhiều dưa chua, nhiều hoa quả lên men thì độ pH cũng tăng. Vì vậy, cần sử dụng các thực phẩm có vi khuẩn có lợi. Chị em cũng cần duy trì thể dục đều đặn, ít nhất 60 phút mỗi ngày để có được sức khỏe tốt nhất.

Theo Hà An/Dân Trí

Tin liên quan

Con cái không thích đánh răng vào buổi tối, cha mẹ nên áp dụng cách này vừa hiệu quả, vừa...

Đánh răng buổi tối là một hoạt động rất tốt cho răng miệng, tuy nhiên đó lại là điều nhiều...

Ngủ đêm và trưa không hợp lý sẽ tăng nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Cancer đã cảnh báo liên quan đến bệnh ung thư...

5 biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài gây viêm loét, chảy máu thực quản, trào ngược dạ dày thực quản nếu không chữa trị dứt điểm...

6 bài thuốc trị viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa

Thời tiết chuyển mùa, dần chuyển sang lạnh là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm họng cấp với các...

Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực...

5 người nhập viện có dấu hiệu tím tái, khó thở, nôn, lả người, lạnh, huyết áp tụt, đồng tử...

Ngã trong chuồng lợn, người phụ nữ phải thở máy vì "phong đòn gánh"

Bệnh uốn ván nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể tiến triển nhanh sang tình...

Người cao tuổi phòng ngừa thoái hóa khớp gối như thế nào?

Bạn đọc Nguyễn Đình Bảo (55 tuổi, ngụ Bình Phước) hỏi: Người lớn tuổi thường mắc các bệnh lý liên...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

1 ngày 22 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

2 ngày 2 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

2 ngày 22 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

2 ngày 22 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

2 ngày 22 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

21/11/2024 06:58

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình