Đó là một trường hợp cụ thể tại bệnh viện Hàng Châu, Trung Quốc về một bé gái 7 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh gout trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Bé gái mắc bệnh với lượng axit uric cao tới tới 700 hoặc 800 micromol/l (Mức độ axit uric bình thường là 420 micromol/l).
Tình trạng khi nhập viện của bé gái với các khớp xương sưng lên và đỏ gây đau đớn. Tất cả mọi người trong gia đình không hiểu vì lý do gì mà một đứa trẻ lại có thể mắc căn bệnh được cho là “bệnh của người già” như vậy.
Theo tìm hiểu của các bác sĩ về chế độ dinh dưỡng của bé thì mới phát hiện ra nguyên nhân thật sự. Bé gái này thường xuyên uống nước canh hầm chứa nhiều dầu, mỡ do bà nội nấu hàng ngày dẫn đến thừa dinh dưỡng. Không những vậy, bé gái này không chịu vận động, không tập thể dục, ăn uống không tiêu nên sinh bệnh.
Một số trẻ mắc bệnh do tiền sử di truyền trong gia đình hoặc trẻ mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch do sử dụng thuốc lâu dài làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric. Nhưng trường hợp này là do thói quen ăn uống không lành mạnh.
Các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày cũng có thể đóng một vài trò quan trọng trong sự khởi phát của các triệu chứng bệnh gout ở trẻ em. Nguyên nhân chính là do một hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, được gọi là purin. Khi được tiêu thụ, cơ thể sẽ phân hủy purin thành acid uric. Thông thường, acid uric sẽ được thận lọc ra khỏi máu và thải khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.
Nếu acid uric được hình thành nhanh hơn khả năng đào thải của cơ thể, acid uric sẽ tích tụ trong cơ thể. Theo thời gian các tinh thể này có thể gây ra các cơn gout cấp tính.
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể dẫn đến bệnh gout ở trẻ em bao gồm:
Thực phẩm giàu purin, chẳng hạn như hực phẩm như thịt nội tạng, thịt xông khói, thịt bê và một số loại hải sản, được coi là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh gout ở trẻ em.
Đồ uống có hàm lượng fructose cao, bao gồm nước ngọt và đồ uống trái cây có đường, sẽ làm giảm sự bài tiết axit uric từ thận. Điều này có thể gây tăng axit uric máu.