Phụ Nữ Sức Khỏe

Chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày và phân nhiều nước.

Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng chỉ trong thời gian ngắn. Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, tiểu ít, khô miệng và khô da.

Tại sao trẻ bị tiêu chảy?

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, trong đó có một số nguyên nhân như: cho trẻ ăn thức ăn bị ôi thiu; thức ăn không được bảo quản tốt để ruồi nhặng bậu vào; không rửa tay trước khi ăn; dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch (bát, đĩa, cốc, chén); không đảm bảo vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn thêm bằng sữa bò.

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: trẻ bị thiếu men gây rối loạn tiêu hóa; thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc.

Cho trẻ uống bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy để chống mất nước.

Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy cấp do virus

Tiêu chảy cấp do virus thường diễn biến điển hình như sau: Đầu tiên trẻ có nôn, nôn nhiều khoảng nửa này. Giai đoạn này trẻ có vẻ rất mệt, mặt tái xanh, lả người sau mỗi lần nôn. Tiếp theo xuất hiện đi ngoài phân nước, không có máu. Khi tiêu chảy xuất hiện thì trẻ sẽ giảm hoặc hết nôn. Thông thường, trẻ tiêu chảy nhiều trong 3-4 ngày đầu tiên, có khi đến chục lần/ngày. Sau đó giảm dần và phân đặc hơn và thường tự khỏi sau 1 tuần.

Trong suốt thời gian bị bệnh, nhìn chung tổng trạng của trẻ khá tốt. Nếu được bù nước và chăm sóc đúng cách, em bé vẫn tỉnh táo, chơi được.

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, trẻ có thể bị sốt và có biểu hiện viêm long hô hấp trên.

Tùy theo số lần đi đại tiện trong ngày mà biểu hiện các dấu hiệu mất nước khác nhau. Có 3 mức độ mất nước:

Độ 1: Trẻ chỉ khát nước, khô môi, quấy khóc, lượng nước tiểu hàng ngày bình thường.

Độ 2: Trẻ khát nước nhiều, độ co giãn da kém, lượng nước tiểu giảm.

Độ 3: Da nhăn nheo, mắt trũng sâu, thóp trũng, môi khô, khát nước nhiều, vật vã, đái ít.

Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy

Vẫn cho trẻ ăn bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và thiếu ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ còn đang bú vẫn cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.

Bù nước, điện giải bằng đường uống

Đối với trẻ bị tiêu chảy vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải bồi phụ lại lượng nước đã mất do trẻ tiêu chảy nhiều lần mà phương pháp bù bằng đường miệng là phương pháp tốt nhất.

Dung dịch muối đường (oresol) là loại dung dịch được dùng phổ biến nhất.

Pha 1 gói oresol vào 1 lít nước đun sôi để nguội, cho trẻ uống theo yêu cầu (nếu trẻ nôn, uống ít một), mỗi khi cho trẻ uống cần lắc đều dung dịch đã pha, chỉ sử dụng dung dịch này trong vòng 24 giờ.

Nếu không có sẵn oresol thì dùng các nguyên liệu sau: 1 thìa gạt ngang muối (dùng thìa cà phê 5ml), 8 thìa gạt ngang đường (thìa cà phê 5ml), 2 hoặc 3 thìa nước cam hoặc chanh, tất cả pha trong 1 lít nước sôi để nguội. Hoặc 30g bột gạo, 1 thìa gạt ngang muối (thìa cà phê 5ml), đun sôi trong 1 lít nước.

Trẻ bị tiêu chảy, khát nước thì cho trẻ uống theo nhu cầu, cho trẻ uống khi khát. Sau mỗi lần đi đại tiện cho uống thêm 1 cốc dung dịch trên. Nếu trẻ bị nôn thì cho trẻ uống ít một và tăng số lần.

Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đi khám ngay?

Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau: sốt; phân trẻ có lẫn máu; trẻ nôn nhiều; đại tiện nhiều, phân lỏng; khát hoặc rất khát; không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Phòng bệnh tiêu chảy

Để phòng ngừa trẻ tiêu chảy, cần nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả). Sử dụng nước sạch.

Ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách. Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

Theo BSCKI. Bùi Thị Ngọc Ánh/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng, mẹ nên xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng thường sẽ làm ảnh hưởng và gây khó khăn cho bé trong...

Bé thở mạnh bụng phập phồng nguyên nhân do đâu?

Bé thở mạnh bụng phập phồng luôn làm cho cha mẹ lo lắng bởi bất cứ dấu hiệu nào của...

Quan niệm cổ hủ về ở cữ mà rất nhiều người vẫn tin sái cổ

Ở cữ là giai đoạn cơ thể cần nghỉ ngơi để phục hồi sau sinh. Tuy nhiên, thời gian này...

Bé 1 tuổi cấp cứu do cha mẹ rửa mũi nhầm bằng cồn 90 độ

Sau rửa mũi 3 tiếng, gia đình mới biết rửa nhầm cồn 90 độ. Bé K. được chuyển vào viện...

Mổ cấp cứu tháo lồng ruột cho trẻ 8 tháng

Các bác sĩ Khoa Ngoại, BV Sản Nhi Bắc Giang đã phẫu thuật cấp cứu tháo lồng ruột cấp cho...

2 loại cá giàu canxi hơn cả uống 1 cốc sữa, trẻ hay ăn tương lai cao lớn vượt trội

Không chỉ có sữa cung cấp canxi mà ăn 2 loại cá này còn chứa canxi nhiều hơn uống một...

6 loại trái cây là 'thuốc bổ' cho trí não của trẻ, cha mẹ đừng tiếc tiền mua cho con

Một số loại trái cây có thể tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ nếu cha mẹ cho...

Tin mới nhất

Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này vào buổi sáng, cần lập tức kiểm tra sức khỏe ngay

5 giờ trước

Dù là đàn ông hay phụ nữ, chỉ cần làm tốt 4 việc, tránh xa 4 thứ này sẽ không...

5 giờ trước

Người bị sỏi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì?

5 giờ trước

Nam tài tử trong phim Lật Mặt 7 chia sẻ cuộc hôn nhân với vợ kém tuổi, bà xã vẫn...

5 giờ trước

Dương Mịch bị chê thảm trong phim mới, nam vương 'dầu mỡ' Dương Dương liền bị dân tình réo tên...

5 giờ trước

Giáng My - ‘hoa hậu độc nhất vô nhị’ 33 năm chưa có người kế vị, tuổi 53 vẫn trẻ...

5 giờ trước

Nắng nóng, bệnh nhân đột quỵ tăng cao

7 giờ trước

Cẩm nang sức khỏe: Mách bạn ăn gì để tốt cho thận

13 giờ trước

Tiết lộ 5 lý do khiến khuôn mặt sung tấy khi thức dậy vào buổi sáng

13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình