Làn da của trẻ em vô cùng nhạy cảm. Trong những năm đầu đời, làn da mỏng manh này có thể bị chàm sữa, rôm sảy, dị ứng với các tác nhân bên ngoài. Do đó, các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc đúng cách để không làm tổn thương đến sức khỏe làn da của con.
Lựa chọn sản phẩm ít thành phần hoá học cho da trẻ
Cha mẹ khi mua các sản phẩm cho trẻ sử dụng nên đọc kỹ nhãn mác và thành phần sản phẩm để chọn những sản phẩm ít chứa các thành phần hoá học nhất.
Đặc biệt, nên lựa chọn các sản phẩm không có thành phần paraben (chất bảo quản được sử dụng trong mỹ phẩm có tính kháng khuẩn, kháng nấm dùng để hạn chế sự ngăn ngừa của nhiễm khuẩn và hạn chế sự phân huỷ dùng trong mỹ phẩm), formol, hương thơm tổng hợp. Một số sản phẩm chúng ta thường xuyên sử dụng cho trẻ bao gồm:
Sửa rửa mặt: Nên lựa chọn các loại chất lỏng không chứa xà phòng.
Dầu gội: Sử dụng loại không kích ứng mắt.
Khăn giấy ướt: Không chứa cồn hoặc không sử dụng chúng. Khăn giấy ướt đôi khi có thể gây kích ứng da bé. Tốt nhất chúng ta nên sử dụng nước sạch và khăn lau.
Kem dưỡng ẩm: Các bác sĩ da liễu nhi khoa cho biết các sản phẩm dưỡng ẩm chứa thành phần petroleum jelly là tốt nhất. Petroleum jelly là chất sáp được chiết xuất từ xăng dầu, đây là sản phẩm của công nghệ hóa dầu đã được trải qua quá trình tinh luyện và chắt lọc, sản phẩm thu được có dạng sáp sệt đặc. Đây là thành phần dưỡng ẩm cực kỳ tốt, đặc biệt có hiệu quả đối với da bị chàm. Nếu không, chúng ta có thể chọn kem hoặc thuốc mỡ trên kem dưỡng da.
Bột giặt: Các sản phẩm được sản xuất cho trẻ sơ sinh đều tốt nhưng không cần thiết cho hầu hết trẻ em. Hãy sử dụng loại không có mùi thơm để hạn chế thành phần hoá học. Chúng ta cũng nên sử dụng loại bột giặt nước thay vì bột giặt khô như người lớn.
Chỉ tắm cho trẻ khi cần thiết
Để hạn chế da bị khô và kích ứng, trẻ em chỉ nên tắm 3 lần trong tuần. Tuy nhiên, cha mẹ cần thường xuyên lau vết bẩn và vi khuẩn trên toàn bộ cơ thể trẻ. Cũng tuỳ thuộc vào thời tiết, độ ẩm và hoạt động trẻ em tham gia mà có tần suất tắm cho phù hợp với trẻ.
Hãy tắm cho trẻ sơ sinh bằng khăn ướt sạch, ẩm đến khi bé rụng rốn. Cha mẹ nên tập trung vào những chỗ có nếp gấp như nách, cổ, đầu gối, sau tai, ngón chân và bộ phận sinh dục. Sự tiếp xúc giữa da với da làm tăng độ ẩm và sự phát triển của vi khuẩn, gây mùi hôi nếu chúng ta không vệ sinh thường xuyên.
Sử dụng nước rửa cho vùng kín và nách của trẻ. Mỗi ngày chúng ta nên lau toàn bộ cơ thể bé. Nếu tóc bé mọc dày, hãy gội đầu mỗi lần tắm. Nếu da đầu nhờn, có đốm vàng hoặc các đốm giòn trên đầu (dân gian gọi là cứt trâu) thì hãy gội đầu hằng ngày và sử dụng các đầu ngón tay xoa nhẹ da đầu trẻ.
Khi em bé đã sẵn sàng đi tắm, bạn nên hoà tan sữa tắm trong khăn tắm hoặc bồn tắm với khoảng 5cm nước. Không nên sử dụng sữa tắm nhiều có thể gây khô da trẻ sơ sinh.
Thay tã cho trẻ thường xuyên
Hầu hết các phát ban ở vùng mông trẻ xảy ra khi phả mặc tã bẩn quá lâu. Khi trẻ ăn, chúng sẽ thải ra phân ngay sau đó. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra và thay ngay khi trẻ vừa đại tiện.
Cha mẹ có thể dùng kem chống hăm mỗi lần thay tã cho con. Đối với trẻ sơ sinh dễ bị phát ban, sử dụng tã dùng một lần có thể tốt hơn so với loại vải vì chúng giữ cho da khô hơn. Hạn chế sử dụng khăn giấy ướt có sẵn vì các chất bảo quản có thể gây kích ứng làn da trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh có làn da khô nên dưỡng ẩm thường xuyên
Trẻ sơ sinh có làn da bình thường cha mẹ không nên dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nếu làn da của trẻ thuộc loại cực kì khô, nên sử dụng kem dưỡng ẩm hai lần mỗi ngày hoặc sử dụng mỗi lần thay tã. Khi thoa kem, nên lưu ý thoa đều vì các vết đỏ, khô thường có xu hướng lây lan.
Hạn chế không cho da trẻ tiếp xúc với nước bọt
Khi em bé mọc răng và bắt đầu ăn dặm, chúng thường chảy nước bọt. Nước bọt có chứa emzym sẽ có thể gây kích ứng da, vấn đề sẽ càng nghiệm trong hơn vì da trẻ sẽ bị ẩm ướt nhiều lần.
Vì vậy, trước khi cha mẹ cho bé ăn, hãy chuẩn bị yếm và khăn lau sạch để hạn chế nước bọt dính trên quần áo, thấm ngược vào da bé. Lau sạch bằng khăn bông mềm khi bữa ăn kết thúc, đợi khô và thoa kem dưỡng ẩm. Đây là một trong những mẹo chăm sóc da tuy nhỏ nhưng đặc biệt hữu hiệu cho trẻ sơ sinh.
Bảo vệ da trẻ em khi ra nắng
Cho trẻ em tiếp xúc sớm với tia UV có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị ung thư da sau này, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì lúc này làn da của trẻ có ít sắc tố nên chưa thể tự bảo vệ trước ánh nắng mặt trời.
Trong 6 tháng đầu tiên, nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 chiều. Đây là thời điểm ánh nắng mặt trời hoạt động mạnh nhất. Khi đưa trẻ ra ngoài, cha mẹ nên lưu ý:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Sử dụng dù hoặc mũ rộng vành để che mặt và cổ cho trẻ.
- Mặc áo tay dài và quần dài để bảo vệ trẻ hoàn toàn khỏi ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng kem chống nắng: Để bảo vệ da khỏi ánh nắng một cách hiệu quả, cha mẹ có thể sử dụng kem chống nắng dành cho trẻ em. Khi sử dụng cha mẹ nên cẩn thận khi bôi ở vùng mắt và miệng. Sử dụng lại sau 2 giờ nếu như trẻ ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cũng khuyên cha mẹ nên sử dụng loại kem chống nắng với chỉ số SPF 30 với thành phần oxit kẽm. Loại sản phẩm này sẽ có tác dụng ngay lập tức và không gây dị ứng.
Lựa chọn trang phục cho trẻ cẩn thận
Cha mẹ nên lựa chọn quần áo có thành phần là cotton mềm để không gây khó chịu cho trẻ khi mặc và thấm hút mồ hôi. Lưu ý nên giặt đồ mới mua trước khi cho trẻ mặc.
Những mẹo nhỏ nhưng hữu ích này sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh tốt nhất trong những năm đầu đời.
Nguồn: https://www.webmd.com/parenting/treat-diaper-rash-16/baby-skin-care